tác phẩm đạt giải nhất cuộc thi văn học thiếu nhi lần III
Chào mừng bạn đến với Tulato -Túi lan tỏa tri thức – Góp sức thành công. Thật vui khi được tiếp tục đồng hành cùng bạn trên hành trình khám phá tri thức mới.
Ai cũng vậy, tuổi thơ luôn đóng một vai trò có giá trị vô cùng lớn trong mỗi người chúng ta. Và trong những khoảng lặng của cuộc sống, ta lại ngồi hoài niệm lại những kí ức đó. Còn một số bạn thì lựa chọn đọc Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, để một phần ký ức tuổi thơ được trỗi dậy trong tâm hồn. Đọc cuốn sách mà thấy lòng mình rưng rưng và nhớ da diết. Những nhân vật trong truyện mang lại một sự gần gũi rất thật với người đọc.
Nguyễn Ngọc Thuần (1972) quê ở Tân Thiện – Hàm Tân, Bình Thuận, là một nhà văn trẻ đầy triển vọng ở thể loại văn xuôi đương đại, là thành viên của Hội nhà văn Việt Nam.
Nguyễn Ngọc Thuần tốt nghiệp ĐH Mỹ thuật TP. HCM, sau khi ra trường anh đầu quân cho Báo Tuổi trẻ. Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, NXB Trẻ 2000, giải nhất cuộc thi Văn học Thiếu nhi lần III, giải Peter Pan (giải thưởng của Thụy Điển dành cho tác phẩm thiếu nhi hay nhất;
“Sự xuất hiện của anh trong làng văn, với Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, đã tạo nên một thế giới tươi sáng, mơ hồ mà quyến rũ. Sự đẹp đẽ của những trang văn Nguyễn Ngọc Thuần đã “đánh gục” sự nghi ngờ của những nhà văn lão thành. Ngay cả những nhà phê bình khó tính nhất cũng chấm cho anh trên điểm 5 trong thang điểm 10.”
Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ là cuốn dành cho thiếu nhi và cũng là những dòng kí ức của những người trưởng thành để cảm nhận được tuổi thơ đã qua của mình.

Cuốn sách mang đến cho thiếu nhi biết cách yêu thương, giúp đỡ mọi người và hơn hết là sự vui đùa, hồn nhiên cũng không kém phần nghịch ngợm của trẻ con. Đối với người lớn lại mở ra một cánh cửa trở lại tuổi thơ, trở về những năm tháng vui đùa, không suy nghĩ, lo toan không chỉ vậy cuốn sách còn mang lại những bài học ý nghĩa đến chính bản thân chúng ta phải suy nghĩ.
Cuốn sách là câu chuyện đời thường xoay quanh cậu bé Trí Dũng, chỉ mới là một câu bé nhưng lại luôn thích những triết lý và vẫn luôn mượn lời của bố, mẹ: “Bố tôi thường nói…”,”Mẹ tôi thường nói…” để đưa ra những điều vô cùng hay ho và mình đã lưu lại và học thuộc. “Tôi vẫn nhớ lời bố nói, khi nhìn theo bóng một người mà ta không thể quên được, ta sẽ thấy nỗi nhớ của mình.””Tôi vẫn thường nhớ mẹ thường hay nói khi một ai đó buồn, họ cần rất nhiều người để chia sẻ. Nỗi buồn chỉ vơi đi bằng tình thương chứ không có một phương thuốc nào hết. Khi chia sẻ nỗi buồn, chúng ta sẽ không buồn hơn, nhưng người khác lại vui hơn. Và đừng bao giờ quay lưng lại với một con người như vậy. Họ cần những khuôn mặt hơn là những viên thuốc. Họ cần những bàn tay, những tô cháo, những quả ổi để đầu giường. Họ cần mỗi buổi tối ghé lại với họ trong im lặng.””Bố tôi vẫn nói, khi một người yêu thương của ta ra đi, cũng giống như chúng ta cắt lìa một khoảng trời trong trái tim mình.
Đó là một khoảng trời rất rộng mà ta hít thở từng ngày.””Mẹ tôi vẫn hay nói, nỗi sợ lớn nhất của một người thầy thuốc là khi để mất một đứa trẻ. Người già có thể chết, nhưng trẻ em cần được sống và lớn lên.””Nhiều lần tôi đã hỏi bố, tại sao người ta không nhớ một bàn tay ai đó mà phải là khuôn mặt trước tiên. Bố bảo vì trên đó có đôi mắt. Chúng ta không thể nhìn ai đó mà không nhìn vào đôi mắt họ. Một đôi mắt sẽ cho ta biết họ yêu mến điều gì, và quan trọng hơn, họ hi sinh cho điều gì.”

“Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” chứa đựng thật nhiều tình yêu thương, về quê hương, Dũng yêu nơi mình sống, yêu khu vườn mà Dũng vẫn thường nhắm mắt lại và cảm nhận những hoa, những thân thuộc nơi đó. Những triết lí đời thường được tác giả kín đáo gài vào nhành truyện, khiến chúng có những vẻ đẹp rất riêng. Ai đọc cũng hẳn nhận ra từ nay việc cảm nhận cuộc sống, cảm nhận yêu thương, không chỉ đơn thuần là ngắm nhìn bằng đôi mắt nữa, mà hãy để nó tuyệt vời hơn bởi những cảm nhận từ nhiều giác quan, từ mũi để ngửi những nhành hoa, từ tai để nghe tiếng động, với đôi mắt nhắm nhưng với tâm hồn rộng mở.
Có bao giờ mình cảm thấy buồn phiền chỉ vì với một vài khiếm khuyết trên cơ thể?
Đó là mỗi khi chúng ta rất cần những lời động viên của bố cậu bé Dũng “Khi cười, khuôn mặt con sẽ rạng rỡ”. Đó là lúc chúng ta cần phải chiêm nghiệm lại bản thân bởi vì:
Mỗi đứa trẻ đều có một điều kỳ lạ riêng. Có người có một đôi mắt rất kỳ lạ. Có người có một cái mũi kỳ lạ. Có người lại là một ngón tay.
Trích đoạn trong sách
Mình giật mình khi đứa bé ấy tự hào với sự đầy đủ của cơ thể mình. Nhận ra sự quý giá khi cơ thể mình được đầy đủ sau mỗi lần đếm đủ 10 đầu ngón tay.
Có bao giờ người lớn chúng ta suy nghĩ được như thế không nhỉ? Đôi khi chúng ta lại cảm thấy bị tự ti chỉ vì cái mũi hơi to, hay vì người mình hơi mập, vâng vâng và mây mây.
Mình còn thấy được sự chia sẻ, cảm thông và yêu thương từ câu chuyện mất con của chú Hùng và cô Hồng. Mình học từ cái cách mà cậu bé Dũng quan tâm đến ông Tư hay từ những đôi guốc cao của cô Hà. Từ con dế của thằng nhóc ăn xin và cả khúc nhạc của bà ma-xơ Hiền nữa.

Khi bà mất, những bài hát như nằm sâu bên trong. Không người đánh thức, chúng sẽ nằm mê mệt và quên thức dậy để ngợi ca sự du dương trầm bổng.
Bởi khi một người nào đó đang buồn, thì đó là lúc họ cần một sự chia sẻ. Họ cần những bàn tay nắm lấy tay họ để chia sẻ những lúc cô đơn nhất.
Những bài học giản dị, đơn sơ nhưng vô cùng sâu sắc khiến cho người lớn chúng ta trở nên bé lại. Để từ đó cảm nhận những điều ngọt ngào, hồn nhiên và bình yên nhất của sân ga tuổi thơ.
Ở nơi đó, có đoàn tàu đưa chúng ta đến với sự trưởng thành không có vé khứ hồi. Chỉ có thể ngậm ngùi nhớ lại một thời được chìm đắm giữa dòng sông êm đềm. Dòng sông của một thời trẻ thơ ngây dại…
Tulato hi vọng cuốn sách này sẽ thật sự bổ ích và hỗ trợ hiệu quả cho công việc của bạn. Nếu yêu thích những nội dung chúng mình chia sẻ, hãy nhấn like, subscribe để có thể đón xem những video sớm nhất nhé! Cảm ơn bạn đã theo dõi Tulato. Tạm biệt và hẹn gặp lại…
