Chào mừng bạn đến với Tulato -Túi lan tỏa tri thức – Góp sức thành công. Thật vui khi được tiếp tục đồng hành cùng bạn trên hành trình khám phá tri thức mới. Trong chủ đề ngày hôm nay, Tulato xin giới thiệu đến bạn cuốn sách Vô cùng tàn nhẫn vô cùng yêu thương 1
Thanh Thảo xin kính chào quý khán giả đã quay trở lại với chuyên mục “Mẹ thông thái, dạy con thông minh”. Quý khán giả thân mến, Sara Imas đã từng nói: “Có thứ tình yêu giống như dòng nước mát, sau khi làm thỏa mãn cơn khát trong cổ họng của con, nó sẽ không để lại dấu vết gì; Có thứ tình yêu lại giống như giọt máu đào, đi sâu vào thể xác và tinh thần của con, suốt đời chảy trong người con, ban cho con sức mạnh.” Thanh Thảo đã đọc được câu nói này, khi đang gặp bế tắc trong mối quan hệ với Cam (con trai 7 tuổi của mình).
Câu nói khiến Thanh Thảo suy nghĩ rất nhiều về cách dạy con, về cách làm mẹ và câu chuyện đang xảy ra giữa Cam và Thảo. Cam nhà mình là một đứa trẻ hiếu động nhưng cũng khá nhạy cảm. Còn Thảo thì lại là một người nóng tính nhưng cũng dễ mềm lòng. Chính vì, các nét tính cách này của hai mẹ con, nên mỗi khi con mình gây rắc rối thì đều đi đến một kết quả giống nhau. Và lần này cũng không ngoại lệ. Cam đã đánh nhau với bạn cùng lớp trong giờ học, vì bạn chọc con. Sau đó cô giáo gọi điện về cho mình, với tính cách của mình thì các bạn biết chuyện gì xảy ra rồi đó. Vâng, mình đã không hỏi rõ nguyên nhân mà lùng đùng trách mắng con. Điều này không chỉ khiến Cam càng trở nên bướng bỉnh, khó bảo, mà còn khiến mối quan hệ giữa mình và con trở nên tồi tệ, xa cách.
Vì vậy, con đã cố tình tránh mặt và hạn chế nói chuyện với mình trong một tuần sau đó. May mắn mình đã tâm sự chuyện này với một người bạn. Cô ấy là bác sĩ tâm lý, cô ấy đã chỉ cho mình nhiều điều trong cách dạy con. Một trong số đó, mình thấy hiệu nghiệm nhất là kiến thức về dạy con trong cuốn “Vô cùng tàn nhẫn, vô cùng yêu thương: Phương pháp dạy con của người Do Thái & bài học về tình yêu thương được đặt đúng chỗ.” Và để giúp các bậc phụ huynh khác không gặp phải những sai lầm như mình, trong video ngày hôm nay, mình xin chia sẻ cuốn sách trên tới quý khán giả, dưới góc nhìn của một người mẹ.
Thanh Thảo khá là ấn tượng với kí bút của tác giả viết như thế này: “Xin dành tặng cuốn sách này cho các bậc cha mẹ quá mềm lòng”. Mình không hẳn là một người mẹ quá cứng nhắc hoặc quá mềm lòng. Nhưng mình lại là một người mẹ cứng nhắc sai chỗ và mềm lòng sai thời điểm. Điều đó, đã khiến mình nhận lại nhiều bài học hậu họa. Và bước đầu, cuốn sách này đã giúp mình sửa điều đó. Thanh Thảo xin được giới thiệu đôi nét về tác giả Sara Imas đến với các bạn.
Tác giả Sara Imas là hậu duệ của những người Do Thái đã đến định cư lâu đời tại Thượng Hải, bà sinh được 3 người con: 2 trai, 1 gái. Sau khi quan hệ Trung Quốc – Israel được xác lập, trước tiếng gọi trở về cố quốc, bà đã từ bỏ cuộc sống phồn hoa nơi Thượng Hải và mang những đứa con của mình trở về Israel – nơi người dân đang ngày ngày phải sống giữa khói lửa chiến tranh, bắt đầu một trải nghiệm giáo dục “xuyên quốc gia” đặc biệt của mình.

Cuốn sách “Vô cùng tàn nhẫn, vô cùng yêu thương: Phương pháp dạy con của người Do Thái & bài học về tình yêu thương được đặt đúng chỗ” mà Thanh Thảo đang cầm trên tay đây, thú vị ở chỗ: nó ghi lại những trải nghiệm sống động của một bà mẹ đã nuôi dạy con trong hai nền văn hóa khác nhau: Do Thái và Trung Quốc. Cuốn sách gồm có 5 chương:
Chương 1: Vô cùng tàn nhẫn, vô cùng yêu thương.
Chương 2: Yêu con trong nguyên tắc có làm có hưởng
Chương 3: Trì hoãn sự thỏa mãn trên danh nghĩa của tình yêu.
Chương 4: Càng yêu con. Càng cần lùi bước.
Chương 5: Cha mẹ nhẫn tâm để yêu thương con sâu đậm.
Tại chương 1, tác giả chỉ ra sự lầm lẫn giữa yêu thương và nuông chiều là một sai lầm vô cùng tai hại. 4 sai lầm trầm trọng nhất trong việc nuôi dạy con cái theo người Do Thái là:
Thứ nhất, không có sự kết hợp giữa giáo dục tố chất và giáo dục nghệ thuật.
Thứ hai, mọi đòi hỏi của con đều được đáp ứng dù đòi hỏi đó không có tính khả thi, vượt khỏi khả năng của bố mẹ.
Thứ ba, yêu thương và xem con là trung tâm nhưng không kèm theo dạy dỗ để rèn luyện.
Thứ tư, bắt ép con với những sự sắp đặt sẵn của bố mẹ mà không cần biết có phù hợp hay không. Không chỉ nêu lên được những vấn đề này, mà cuốn sách còn giúp bạn giải quyết triệt.
Chương thứ hai, nêu bật nguyên tắc có làm thì mới có hưởng trong phương pháp dạy dỗ con cái. Người Do Thái điều quan trọng hơn chính là phải dạy cho con biết quý trọng đồng tiền và vật chất tự làm ra được. Để có được những giá trị đó, cần phải lao động chân chính và nhận được kết quả từ những gì mình đã làm.
Chương 3 chỉ ra rằng: bạn hãy ngừng lại sự chu cấp dễ dãi của mình mà thay vào đó giúp con biết rằng để thỏa mãn được nhu cầu của chính mình thì con hãy tự hành động. Học tập cách từ chối khéo léo vừa giúp con nhận ra vấn đề vừa không gây rạn nứt mối liên kết giữa bố mẹ và con.

Chương 4 đều cập: Buông tay con là một trong những quan điểm dạy con vô cùng tiên tiến của người Do Thái. Đôi khi, học cách buông tay con để con tự vững bước sẽ là cách để con có thể trưởng thành một cách độc lập. Tự do vẫy vùng, đối mặt thử thách và quyết định tương lai của chính bản thân mình. Đó mới là phương pháp dạy con một cách đúng đắn.
Chương 5 chỉ ra rằng: Trong một số trường hợp nhẫn tâm cũng là một cách để yêu thương. Chẳng hạn như bạn cần phải để con tự quyết định con đường của mình, va chạm với cuộc đời. Có thể vấp ngã nhưng chính điều đó sẽ toi luyện cho con một ý chí vững vàng hơn. Gia đình sẽ luôn ở phía sau hỗ trợ và là bến bờ cuối cùng. Quyển sách Vô cùng tàn nhẫn vô cùng yêu thương đã truyền tải một phương pháp dạy con của người Do Thái kèm theo một thông điệp vô cùng nhân văn đó chính là hãy biết cách đặt tình yêu thương đúng chỗ để mở ra cho con một chân trời thành công thực sự trong tương lai.
Hy vọng rằng, mỗi bậc cha mẹ Việt Nam khi đọc xong cuốn sách này, sẽ rút ra được những bài học bổ ích và phù hợp cho quá trình nuôi dưỡng tâm hồn, phát triển nhân cách của con em mình. Mình xin trích một đoạn ngắn trong lời nhận xét của Quách Thiệu Vũ về cuốn sách này như thế này: “Giáo dục con cái là một môn học, một nghệ thuật mà tất cả mọi người đều phải học tập. Nếu cha mẹ không học cách nuôi dạy con đúng đắn thì chắc chắn sẽ chuốc lấy hậu quả đáng sợ và đáng tiếc. “Con muốn học mà cha mẹ không dạy” cũng bi thương như “con muốn nuôi, mà cha mẹ không còn sống”.
Cha mẹ cần dạy dỗ con một cách khoa học như thế nào? Đó là một câu hỏi và cũng là một vấn đề lớn có liên quan mật thiết đến thành công hay thất bại của một người và cũng là sự hưng thịnh hay suy vong của cả một dân tộc.” Lời nhận xét này quả rất đúng. Vì vậy, tôi rất mong các bậc phụ huynh hãy bớt chút thì giờ trong cuộc sống mưu sinh bận rộn của mình để đọc cuốn sách thiết thực này, cũng như rất nhiều những cuốn sách chia sẻ về kinh nghiệm và kĩ năng nuôi dậy con.
Có ai đó đã từng nói rằng: “Chính từ sách mà những người khôn ngoan tìm được sự an ủi khỏi những rắc rối của cuộc đời.” Và cũng có câu nói rằng: “Người đọc rất nhiều sách chưa chắc đã giàu. Nhưng người giàu thường đọc rất nhiều sách.” Để nâng cao kiến thức và giá trị bản thân, mỗi người cần đọc nhiều hơn và tim hiểu nhiều hơn nữa. – Để nâng tầm tri thức và chỉ số đọc sách của người Việt, chúng ta hãy cùng nhau thực hiện sứ mệnh mà Tulato đã và đang truyền tải rất tốt: Lan tỏa tri thức – Góp sức thành công
