Sau khi chết, con người sẽ đi về đâu?
Chào mừng bạn đến với Tulato -Túi lan tỏa tri thức – Góp sức thành công. Thật vui khi được tiếp tục đồng hành cùng bạn trên hành trình khám phá tri thức mới.
Một bộ óc sáng suốt được coi là “chìa khóa” mở ra cánh cửa của thế giới, giúp bạn thuận lợi trong cuộc sống, thành công trong công việc và hanh thông trên nhiều lĩnh vực khác nữa. Nhưng làm cách nào để kiến tạo cho mình bộ óc sáng suốt đó đây. Đừng lo, vì tất cả các phương pháp giúp bạn rèn luyện bộ óc sáng suốt đều có trong cuốn sách “Óc sáng suốt” của tác giả Nguyễn Duy Cần rồi. Đây là cuốn sách đưa ra những nguyên tắc căn bản trong phép rèn luyện một khối óc sáng suốt biết suy nghĩ và phán đoán theo tinh thần khoa học.
Tác giả Nguyễn Duy Cần là một học giả lớn với nhiều tác phẩm có giá trị cao. Các biên khảo triết học, những quan điểm nhân sinh của ông đã vượt qua được thử thách của thời gian. Ông còn là một học giả nổi tiếng của Việt Nam vào khoảng những năm 50-60 của thế kỷ trước.
Ngoài ra ông còn tham gia viết báo và dạy học. Ông từng là giáo sư của trường đại học Vạn hạnh và là trưởng ban triết đông của trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn tp. HCM.
Trong sự nghiệp văn chương đồ sộ của tác giả, nổi bật là 2 tập sách: Óc sáng suốt và Tôi tự học. Hai tập này song hành cùng nhau, bổ sung cho nhau tạo nên một bộ học thuật về các phương pháp học tập, rèn luyện nền tảng tinh thần cho con người, bổ sung những phương pháp tư duy, phương pháp học tập mà học sinh – sinh viên rất cần nhưng chưa được truyền đạt từ nhà trường hoặc gia đình.

Trong cuốn sách tác giả đưa ra 5 thuật để rèn luyện óc sáng suốt, tương ứng với 5 chương, bao gồm:
Chương 1: Thuật quan sát.
Trong “Thuật quan sát” tác giả đưa ra các khía cạnh của việc quan sát gồm: Lợi ích của việc quan sát; Quan sát là lựa chọn; Giác cảm và tình cảm; Đẳng cấp của các giác quan; Rèn luyện giác quan; Phương pháp quan sát; Nét đặc biệt; Giải thích những quan sát của mình.
Tác giả đưa ra quan điểm về việc quan sát như sau: “Tập quan sát là mở cửa cho con đường tiến hóa của trí thức. Vì nhờ nó mà ta làm chủ được những cảm giác ngoại giới, không để nó lôi cuốn ta và làm hỗn độn tinh thần trí não ta.”
Tiếp theo, Chương 2: Thuật Tập trung tinh thần.
Trong “Óc sáng suốt”, cụ Nguyễn Duy Cần khẳng định rằng: phải lấy khả năng tập trung tinh thần hay sự chú ý làm gốc để tạo nên sự quan sát tinh vi. Để giữ được sự chú ý luôn mạnh mẽ và lâu bền, sự hứng thú, thói quen và ý chí là ba động lực cơ bản.
Ta có hứng thú với việc gì hoặc sự vật nào đó khi ta cảm thấy tò mò, thấy điều đó cần thiết, mang lại lợi ích sau này hoặc sự nguy hiểm có thể xảy ra khi ta mất tập trung, nhờ đó khả năng chú ý của mỗi người được nâng lên. Hơn nữa, khi làm đi làm lại một việc gì nhiều lần, dần dần ta sẽ tìm thấy hứng thú trong việc mình đang làm, cho dù là công việc ta không thích đi chăng nữa.
Chương 3: Thuật tưởng tượng
Trí tưởng tượng đối với nhiều người thường nguy hại và không mang lại hiệu quả bởi vì đó là những phán đoán theo chủ ý của ta mà không dựa trên sự thật. Nhưng trong “Óc sáng suốt”, tác giả vẫn nhấn mạnh tầm quan trọng của trí tưởng tượng, nếu khéo léo dùng nó, biến những cái hại thành cái lợi thì trí tưởng tượng sẽ giống như người ta nói “Trí tưởng tượng thống trị thế gian.”.
Quá phụ thuộc vào những điều đã biết bằng sách vở, không tin vào bản thân mình hay sự thờ ơ lãnh đạm sẽ không bao giờ tạo ra được trí tưởng tượng. Phép tưởng tượng được tạo ra bằng trí tò mò, bằng tư duy hoàn thiện những cái mới để trở nên tốt hơn, hay hơn. Dù là những thứ có sẵn, hãy học cách suy nghĩ theo cách của mình, tránh xa những thành kiến và rèn luyện tư duy phản biện, từ đó, bạn sẽ nắm được sức mạnh mà trí tưởng tượng có thể đem lại.

Chương 4: Thuật tổ chức tư tưởng. Bao gồm các yếu tố như sau: Đặc tính của trí tưởng tượng; Cách hoạt động của trí tưởng tượng; Cách rèn luyện trí tưởng tượng; Những nguồn kích động trí tưởng tượng.
Tác giả đưa ra quan điểm rằng: “Muốn thu hoạch tư tưởng có phương pháp cần phải nghiền ngẫm và thi hành ngay những bí quyết sau đây: Tập tổ chức tư tưởng bằng cách tổ chức trật tự bên ngoài trước; Hãy có một tôn chỉ rõ rệt, chắc chắn; Hãy thảo một cái biểu dùng thời giờ cho tỉ mỉ và đúng đắn; Phải biết tổ chức những giờ làm việc hay nghỉ ngơi của mình; Đừng bao giờ bỏ dở một công việc mình đang làm; Đừng bao giờ để qua ngày mai việc gì mình có thể làm trong ngày nay; Gặp một vấn đề cần giải quyết, phải phân định nó ra một cách rạch ròi,…”
Cuối cùng là Chương 5: Thuật nhớ lâu. Trong chương này tác giả đưa ra hai yếu tố chính gồm: sự cần thiết của trí nhớ; Những điều kiện của trí nhớ.
Tất cả những yếu tố trước đó: tập trung, quan sát, tưởng tượng, tổ chức đều nhằm mục đích rèn luyện một trí nhớ dẻo dai. Trí nhớ cuối cùng tạo nên cơ sở, một nền tảng tri thức sâu rộng, đủ để đưa ra một nhận định sáng suốt.
“Óc sáng suốt” tóm tắt lại các giai đoạn để rèn luyện một trí nhớ tốt, khởi đầu bằng sự chú ý và quan sát, sau đó xem xét lợi ích, so sánh với tư tưởng của bản thân, phân tích những chi tiết càng cụ thể càng rõ ràng càng hay và quy về một quy luật nhất định, phân loại trong não bộ của bạn. Đó chính là sức mạnh của sự kết hợp giữa cảm xúc và tư duy trong việc tạo nên thuật nhớ lâu.
Hai điều cốt yếu để có một cuộc sống hạnh phúc đó là: một cơ thể khỏe mạnh và một bộ não thông minh. Thiếu một trong hai điều ấy thì bạn khó có thể hạnh phúc được. Óc Sáng Suốt có thể xem như tập “bí kíp” về các phương pháp rèn luyện tư duy hiệu quả giúp đạt được thành công trong sự nghiệp và cuộc sống.
Tulato hi vọng cuốn sách này sẽ thật sự bổ ích và hỗ trợ hiệu quả cho công việc học tập của bạn. Nếu yêu thích những nội dung chúng mình chia sẻ, hãy nhấn like, subscribe để có thể đón xem những video sớm nhất nhé! Cảm ơn bạn đã theo dõi Tulato. Tạm biệt và hẹn gặp lại…
