bản tóm tắt độc đáo về đại khủng hoảng năm 1929
Chào mừng bạn đến với Tulato – Túi lan tỏa tri thức – Góp sức thành công. Thật vui khi được tiếp tục đồng hành cùng bạn trên hành trình khám phá tri thức mới.
Trên thị trường kinh tế, sau thời gian Đại dịch Covid – 19 diễn biến phức tạp, nhịp sống đã và đang trên đà trở lại bình thường. Trên nhiều lĩnh vực nói chung và trong lĩnh vực kinh tế nói riêng, khả năng phục hồi cũng như tăng trưởng có những bước chuyển biến rất cẩn trọng. Có thể thấy, khủng hoảng vừa qua đã đánh dấu vào lịch sử những sự kiện mới, đồng thời mở ra cho các nhà hoạch định, tài chính những thách thức yêu cầu giải quyết bằng lối tư duy rộng mở. Với những ai đang trên con đường tìm lời giải đáp cho bài toán kinh tế ở thời điểm hiện tại, “Những ông trùm tài chính” hứa hẹn sẽ đem đến cho bạn một góc nhìn mới trong lối tư duy độc đáo đầy linh động. Độc giả sẽ phần nào thấy được những quyết định kỹ lưỡng của những ông trùm đi đầu trong xu hướng đầu tư và dần khai thác được tối đa những ưu thế.
Bằng tất cả những trải nghiệm có được sau nhiều năm hoạt động trên thị trường, Liaquat Ahamed đã chỉ ra rằng quyền lực nằm trong tay một số chủ ngân hàng và những quyết định sai lầm của họ đã trở thành nguyên nhân chính gây ra cuộc Đại Khủng Hoảng 1929. Hậu quả của cuộc đại suy thoái này đã kéo dài trong nhiều thập kỷ và là tiền đề của Chiến tranh Thế giới thứ 2. Bước vào thế giới của “Những ông trùm tài chính”, người đọc có cơ hội gặp gỡ 4 nhân vật tầm cỡ tiêu biểu đã “góp phần” gây ra cuộc khủng hoảng bao gồm Montagu Norman dễ kích động và bí ẩn, Émile Moreau đa nghi theo chủ nghĩa bài ngoại, Hjalmar Schacht ngạo mạn nhưng tài năng và Benjamin Strong có vẻ ngoài đầy nhiệt huyết nhưng bên trong lại mang nhiều gánh nặng và bị tổn thương nghiêm trọng. Khi tính bi kịch trong cuộc đời họ được đẩy lên cao, họ hiện lên là những người không thể nhìn xa hơn khuôn khổ thông thường của thời kỳ đó. Bức tranh lịch sử đầy cuốn hút, đẹp đẽ ngày ấy đã được ghi lại tại đây – trong cuốn sách “Những ông trùm tài chính” đầy độc đáo này.
Hãy cùng Tulato khám phá những điểm mấu chốt của “Những ông trùm tài chính” nhé!

Thành công của cuốn sách đến từ việc đầu tư và trải nghiệm vô cùng kỹ lưỡng của Liaquat Ahamed – một tác giả tài năng nhiều kinh nghiệm. Từng là nhà quản lý đầu tư chuyên nghiệp tại Ngân hàng Thế giới ở Washington, đồng thời là giám đốc điều hành của hãng quản lý đầu tư cá nhân Fischer Francis Trees and Watts, không thể phủ nhận Liaquat Ahamed có một góc nhìn vô cùng lớn về tài chính hay đầu tư. Tốt nghiệp khoa kinh tế trường Đại học Harvard và Cambridge, ông còn nổi bật với vai trò là cố vấn cho một số quỹ bảo hiểm như Rock Creek Group và Rohatyn Group. Ông còn đảm nhiệm vị trí giám đốc của hãng bảo hiểm Aspen, và là thành viên Hội đồng Quản trị của hãng Brookings với những đóng góp to lớn cho tổ chức của mình
Cuốn sách này dài 5 phần ghi lại những diễn biến của cuộc khủng hoảng kinh tế được ví von như những cơn bão và bắt đầu từ năm 1914 đến năm 1934. Với bảy trăm rưỡi trang giấy ghi lại quãng thời gian gần 20 năm, từ khi thái tử Áo-Hung bị ám sát, châm ngòi đệ nhất thế chiến, tới lúc cuộc khủng hoảng 1929-1933 đã đến hồi ngã ngũ, cuốn sách ghi lại toàn bộ những sự kiện và chân dung những nhân vật trọng yếu của một thời kỳ đầy biến động cả về kinh tế và chính trị…. Tất cả đều được thể hiện qua giọng văn đầy cuốn hút và những lời bình dí dỏm.
– Cuốn sách được bắt đầu với “Phần I. Cơn bão bất ngờ tháng Tám năm 1914” là lời “Mở đầu” cùng câu chuyện về “Người đàn ông kỳ dị và cô độc”, “Vị phù thủy trẻ tuổi” với “Đôi tay tin cậy” hay “Vị thanh tra tài chính” cùng “Những thống chế tiền tệ” của thời đại lúc bấy giờ.
– Ở “Phần II. Sau trận đại hồng thủy 1919 – 1923”, độc giả sẽ được chứng kiến và trải nghiệm cùng “Những cảm hứng điên rồ”, biết được nhân vật đầy đặc sắc “Chú Shylock” hay cùng tác giả khám phá những “Di sản man rợ”
– Để rồi sang đến “Phần III: Gieo cơn gió mới 1923 – 1928”, “Cây cầu nối giữa hỗn loạn và hy vọng” sẽ là bước gợi mở để độc giả cùng trải nghiệm “Khởi đầu Dawes” cùng “Vị bộ trưởng vàng” và “Cuộc chiến” với “Những đợt gió dữ đầu tiên”. Và sau tất cả những giông bão, người đọc sẽ có phút giây tĩnh tại cùng “Một hớp nhỏ whisky” ở cuối phần này.
– Sang đến “Phần IV. Một cơn bão khác 1928 – 1933”, độc giả sẽ lại “Lao vào cơn lốc” “Quét sạch sự sa đọa” và chứng kiến thị trường “Trục trặc động cơ”, thấy rõ hơn “Khẩu pháo hỏng trên mặt trận” cùng “Những cái cùm vàng”.
– Ở “Phần V. Kết cục 1933 – 1934” – cũng là phần cuối của cuốn sách, chúng ta sẽ đắm mình nơi không gian có “Bản vị vàng trong cơn say” với “Đoàn người vẫn đi” – tiến về phía trước cùng “Lời kết” đầy ý nghĩa của tác giả.

Với tựa đề của cuốn sách, chắc hẳn bạn đã đoán được phần nào đối tượng cuốn sách nhắm đến là ai rồi phải không? Quả thật, chúng ta không thể phủ nhận rằng cuốn sách rất phù hợp với những nhà điều hành tài chính. Những chiến lược, kế hoạch, những âm mưu, thủ đoạn được đề cập trong cuốn sách đã phần nào khắc họa lại một góc của thế giới tài chính. Với những ai là dân tài chính, kinh tế, khi đọc cuốn sách này, bạn sẽ có cơ hội hiểu thêm về những tác động của chính trị, quân sự, luật pháp… vào thế giới tài chính. Và nếu đơn thuần bạn chỉ muốn biết về bối cảnh lịch sử kinh tế trong những năm đầu thế kỷ XX với những diễn biến khái quát nhất, cuốn sách thực sự vẫn là một món quà tuyệt vời từ tác giả.
Là một cuốn sách hay có tính khái quát cao, trong suốt hành trình tồn tại, cuốn sách đã nhận được nhiều đánh giá tích cực. Trong đó phải kể đến lời khen của Tạp chí The Economist : “Tác phẩm là công trình nghiên cứu chuyên sâu đầu tiên về nhóm các Giám đốc Ngân hàng Trung ương, nó không chỉ khơi dậy niềm hứng khởi, trí tò mò của độc giả mà còn rất thức thời”. Có thể thấy, yếu tố thức thời ở đây hiện lên rất rõ vì tính xã hội và tính thời sự được đề cập trong cuốn sách là rất lớn. Người đọc bước vào khủng hoảng của những năm xa xưa cũng ít nhiều có thể bắt gặp một phần nào đó khủng hoảng của thời kỳ này. Những sự nối tiếp ấy vẫn diễn ra, liên tục và là bài toán cần lời giải riêng trong mỗi thời đại khác biệt.
Từ những câu chuyện được kể lại một cách gần gũi nhất, bạn đã có được bài học gì cho bản thân? Có lẽ khi đọc quyển sách, ai trong chúng ta cũng sẽ thừa nhận một điều như ông trùm Montagu Norman đã cảm nhận: “Tôi đã vùi đầu vào công việc từ sáng sớm đến đêm khuya, và không thấy buồn bã hay bực dọc chút nào, thậm chí tôi chưa bao giờ có cảm giác phấn chấn hơn trong vài năm trở lại đây”. Đọc một cuốn sách tài chính nhưng bài học bạn nhận được là cách làm việc cùng với đam mê và dồn hết tâm huyết vào công việc đó. Không ai trong chúng ta có thể phủ nhận sức mạnh của việc yêu thích công việc mình đang làm, để rồi đặt tâm huyết vào đó, chúng ta thấy bản thân lớn lên, có thêm niềm tin và hạnh phúc. Khi niềm vui ấy được lan tỏa, tâm thức bạn không còn bực dọc. Sự tĩnh tâm đồng thời được nhắc đến trong câu nói này một cách rất tự nhiên nhưng đầy ý vị. Điều đó đã giúp không ít độc giả đã và đang sống với đam mê sẽ tiếp tục có thêm những ý tưởng mới, những thành công mới. Thật dễ hiểu vì sao cuốn sách được nhận xét “được đông đảo độc giả đón nhận bởi tình tiết lịch sử hiện thực nhưng vẫn đậm tính văn học”.

Cuốn sách “Những ông trùm tài chính” đã nhận được rất nhiều giải thưởng danh giá như Pulitzer Prize for History, Spear’s Book Award, Arthur Ross Book Award, Financial Times and Goldman Sachs Business Book of the Year Award…Năm 2009, “Những ông trùm tài chính” cũng đã được công nhận là cuốn sách hay nhất năm do tạp chí Time Magazine, New York Time và Amazon.com bình chọn. Nằm trong danh sách các giải thưởng của Samuel Johnson Prize. Cuốn sách thật sự rất tuyệt vời, phải vậy không?
Tulato hi vọng cuốn sách này sẽ thật sự bổ ích và hỗ trợ hiệu quả cho công việc và cuộc sống thường nhật của bạn.
Cảm ơn bạn đã dành thời gian lắng nghe review cuốn sách “Những ông trùm tài chính” từ Tulato. Nếu yêu thích những nội dung chúng mình chia sẻ, hãy nhấn like, subscribe để có thể đón xem những video sớm nhất nhé! Cảm ơn bạn đã theo dõi Tulato. Tạm biệt và hẹn gặp lại…
