Among the most famous wristwatches there are models belonging to collections such as Moonwatch and Accutron, with a futuristic and replica watches breathtaking design, Star Marine, elegant and sporty at the same time and Snorkel, phenomenal accessories that can be used for diving even at great depths.

La prossima linea Masterpiece (e il modello MP-01) è un grosso problema per Hublot. Infine, rispondendo alle chiamate non solo dei replica rolex critici di Hublot, ma anche dei collezionisti di Hublot, hanno annunciato il falso rilascio di Hublot di un prodotto totalmente nuovo che è stato completamente rimosso dall'ombrello del Big Bang.

THƯƠNG HIỆU TULATO CẢM ƠN BẠN ĐÃ GHÉ THĂM

Review sách Nẻo Về Của Ý

Ai cũng cần một chốn an yên cho tâm hồn mình

       Chào mừng bạn đến với Tulato – Túi lan tỏa tri thức – Góp sức thành công. Thật vui khi được tiếp tục đồng hành cùng bạn trên hành trình khám phá tri thức mới. 

 

      Giữa những bộn bề công việc, lắng lo của cuộc sống hàng ngày, giữa những tiếng còi xe thúc giục lúc tan tầm và cả tá deadline chất chồng, bạn đã bao giờ muốn tạm lánh tới một nơi yên bình hay chưa? Một nơi nào đó thật xa khỏi những ồn ào và vội vã, một nơi mà bạn có thể hòa mình với thiên nhiên, lắng nghe được tiếng chim hót trong veo vào buổi ban sớm hay lặng ngắm mặt trời buông bên hiên nhà gió lộng. 

 

     Nếu bạn đang kiếm tìm một cảm giác bình yên như vậy, hãy cùng Tulato đắm mình vào không gian của Phương Bối am – chốn cội nguồn tâm linh của Thiền sư Thích Nhất Hạnh qua cuốn sách “Nẻo về của ý”. Cuốn bút ký đưa bạn trốn khỏi cái nắng thành phố, về sống với thiên nhiên, với rừng xanh, hồ biếc và trẻ thơ. 

 

     Thiền sư Thích Nhất Hạnh (tên khai sinh Nguyễn Xuân Bảo, sinh ngày 11 tháng 10 năm 1926) là một thiền sư, giảng viên, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cứu, nhà hoạt động xã hội, và người vận động cho hòa bình của người Việt Nam. Ông sinh ra ở Thừa Thiên-Huế, miền Trung Việt Nam, xuất gia theo Thiền tông vào năm 16 tuổi, trở thành một nhà sư vào năm 1949. Ông là người đưa ra khái niệm “Phật giáo dấn thân” trong cuốn sách Vietnam: Lotus in a Sea of Fire.

 

      Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã viết hơn 100 cuốn sách, trong số đó hơn 40 cuốn bằng tiếng Anh. Ông là người vận động cho phong trào hòa bình, với các giải pháp không bạo lực cho các mâu thuẫn. Một số tác phẩm nổi tiếng của ông như Con sư tử vàng của thầy Pháp Tạng, Am mây ngủ, Đường xưa mây trắng, Trái tim của Bụt…

  Nẻo về của ý là bút ký được viết dưới dạng một bức thư mà tác giả gửi cho người bạn tên là Nguyên Hưng. Kể về những tháng ngày bình yên tại Phương Bối am – mở ra những cánh đồi hoang vu và êm dịu như một chiếc nôi lớn – một chiếc nôi lót bằng bông đá, hoa dại, cỏ rừng – chào đón thiền sư Thích Nhất Hạnh và người bạn Nguyên Hưng. Ở đây, chỉ có cây rừng, có chim có vượn. Ở đây, sẽ cách xa tất cả những xấu xa nhỏ mọn của cuộc đời…

 

      Nửa đầu cuốn sách kể về chặng đường thời trẻ gian truân gập ghềnh tìm mua một quả đồi ở B’lao (Bảo Lộc ) để xây dựng Phương Bối Am. Trong phần này, khung cảnh thiên nhiên của Phương Bối am hiện lên qua từng câu chữ, cách thiền sư Thích Nhất Hạnh kể cho Nguyên Hưng nghe về những ngày tháng còn ở Phương Bối am có thể thấy ông yêu nơi này da diết, nên mỗi sớm, mỗi chiều hiện lên đều đẹp lung linh như tranh vẽ. 

 

     Nếu buổi mai ở Phương Bối đẹp như một tờ giấy trắng tinh, nguyên vẹn, một tờ giấy trắng tinh có ửng hồng ở góc. Thì buổi chiều, Phương Bối thật vắng lặng và thanh tịnh. Còn đêm khuya khu rừng ở đây tạo cảm giác hùng mạnh, và dưới ảnh hưởng của trăng khuya, nó tự khoác cho mình một lớp áo với sức hấp dẫn kỳ lạ. Có một cái gì đó thu hút xuất phát từ khu rừng, một cái gì đó rất hoang dại và cũng rất hùng tráng.

 

      Phương Bối am đẹp bất chấp thời gian và cả thời tiết, dù là mưa ướt cả khu rừng hay khi ánh sáng tràn vào thành từng vũng lớn. Chỉ có ở nơi đây, ta mới có thể nghe rõ tiếng gọi của đất trời. Tiếng gọi ấy được thiền sư Thích Nhất Hạnh miêu tả như một bản hùng ca của trời, của đất, của gió, của rừng. 

 

      Phương Bối đẹp và có quá nhiều kỷ niệm, nó đã trở thành một phần máu thịt của thiền sư Thích Nhất Hạnh. Những buổi thám hiểm núi rừng, những ngày cắm trại, những buổi bình văn, những khi học tập, tra cứu, viết lách… đến độ mà ông còn cho rằng dù rời xa khỏi nơi đây, bóng hình ông vẫn sẽ còn thoáng hiện bên Phương Bối cho đến mãi về sau. 

 

      Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã mang theo rất nhiều trăn trở khi phải rời xa Phương Bối am, ông tội nghiệp cho từng gốc cây, từng bụi cỏ, từng lối mòn. Thiền sư thương Phương Bối đã tủi thân đến mức độ nào? Chiếc nhà Thượng có đứng vững được trước gió mưa cho đến khi chúng ta trở về hay không?

      Nửa sau cuốn sách kể về khoảng thời gian khi thầy qua New York làm giáo sư ở trường đại học, rồi lại về Việt Nam xây trường Phụng sự Xã hội và Đại học Vạn Hạnh. Nếu như phần một là những hoài niệm và thương nhớ về thiên nhiên nơi Phương Bối am, thì phần hai đi sâu vào những nhân sinh thấm đẫm triết lý nhà Phật. Với ngôn từ nhẹ nhàng và giọng điệu chậm rãi, tác giả bộc bạch những chứng nghiệm tâm linh mầu nhiệm của mình nơi đất khách. 

 

      “Cảnh giới niết bàn quyết định có đủ những thứ cây như cây bàng, cây cau, cây khế, cây chanh, cây bưởi. Tôi thấy như thế. Và tôi buồn cười quá. Tôi buồn cười cho chính tôi, ngày xưa, đã đi tìm niết bàn như một cái gì cách biệt và trái chống với thế giới sinh diệt… Chân như hiển hiện mầu nhiệm nơi tử sinh.” 

 

      Chính nhờ những năm tháng sống xa quê hương, xa Phương Bối am, nhiều triết lý nhà Phật đã được mở mang trong suy nghĩ của thiền sư Thích Nhất Hạnh. Bằng những lời thư đầy mộc mạc, nhẹ nhàng và chân thành gửi đến Nguyên Hưng, chính độc giả chúng ta cũng dần thấm nhuần những tư tưởng ấy. Sinh diệt, thiện ác, tốt xấu, khổ lạc, may rủi,… tất cả chỉ là sản phẩm của nhận thức, của hoàn cảnh, của quy ước xã hội. Chúng chưa bao giờ đứng riêng lẻ, trái lại luôn nương vào nhau để làm nên cuộc sống, thực tại. 

 

     Đọc Nẻo về của ý, ta như tình cờ đọc được bức thư tay nồng nàn cảm xúc của người gửi. Một bức thư với những lời thủ thỉ dịu dàng, giản dị, chân thành. Đôi lúc vui vẻ, trong trẻo hồn nhiên như nắng ban mai nhưng cũng có lúc thăm thẳm suy tư, nhuốm màu hoài niệm. 

 

      Những chương cuối của cuốn sách, là những tâm tư của thiền sư Thích Nhất Hạnh gửi cho Steve, khi đang ngồi trong một ngôi nhà lợp bằng lá dừa nước, một thứ cây mọc đầy ở rạch, các bưng, các vũng sình lầy ở miền Nam nước Việt. Những câu chuyện về đức tin, thiền định cũng được thiền sư nhẹ nhàng kể cho Steve nghe.

  

       Qua cuốn sách này, ta có thể nhận thấy được mạch đập xuyên suốt, thứ giữ cho cái hay và độc đáo, ngọt ngào đến vậy chỉ có thể là tình yêu. Dù có bị quật ngã, đốt cháy như căn nhà Thượng ở Phương Bối năm nào, thì nhờ có tình yêu trong tim mà cái nhà Thượng ấy vẫn sẽ còn mãi. 

     

     “Ngày mai, nếu chúng tôi có cháy thành tro bụi thì tro bụi ấy cũng sẽ là tình yêu. Chúng tôi, lúc đó là tro bụi, sẽ thấm vào lòng đất, sẽ làm chất bón tươi tốt cho một loài hoa, nở những bông hoa cho loài người, những bông hoa không biết oán thù là gì. chúng tôi sẽ luân hồi trở lại bao nhiêu lần, hoặc là hoa, hoặc là cỏ, hoặc là chim, hoặc là mây, hay trong bất cứ hình thái nào, hiện tượng nào. Chúng tôi muốn trở lại hoài, trở lại để mà mang đến cho con người bức thông điệp tình yêu bất diệt ấy.”

 

     Ở “Nẻo về của ý” ta còn bắt gặp niềm hy vọng, sự tin tưởng của thiền sư về quê nhà yêu dấu. Từ những lời thư rất nhẹ nhàng ấy, chính ta cũng như được tiếp thêm sức mạnh, như những hàng cây, những mầm non nép mình qua cơn bão lớn, chờ có ngày vươn mình toả sáng lung linh.  

 

     “Tuyết đang rơi trước cửa sổ tôi, màu xanh còn vắng mặt. Nhưng thiều quang sẽ đến. Và hàng cây trụi lá khổ hạnh kia cũng như những bải cỏ chôn vùi dưới tuyết kia sẽ lấy lại được màu xanh mơn mởn của mùa Xuân thịnh vượng.”

   “Nẻo về của ý” đã mang đến cho chúng ta nhiều câu chuyện, mà từ đó ta sẽ rút ra cho mình vô vàn những bài học, trong đó phải kể đến những bài học quan trọng như: Hoàn cảnh xung quanh ảnh hưởng đến tâm lý của chúng ta một cách lớn lao và chính nó, đã xây dựng cho ta một cái tôi, không phải cái tôi đích thực của bản thân mà là cái tôi của xã hội. Hành trình tìm thấy cái tôi đích thực là cuộc chiến dữ dội giữa hai cái tôi không đồng nhất. Mà ở đó chúng ta sẽ bị xé nát nhiều lần và đau đớn. Tuy nhiên, sau mỗi cuộc chiến, thì ta lại càng đến gần hơn cái chân lý, đó là trái ngọt của sự đớn đau ấy. 

 

       Nếu bạn đang tìm muốn cuốn sách để chữa lành cho tâm hồn còn chồng chất tổn thương, hay mang đến phút giây tĩnh lặng để nghỉ ngơi giữa cuộc sống bộn bề này thì Nẻo về của Ý sẽ là tấm vé dành cho bạn. Khép cuốn sách nhỏ này lại, trong tim mỗi độc giả chúng ta đều cảm thấy vô cùng an yên. Tiếng chim hót trên núi cao, tiếng lá nhẹ rơi bên hiên nhà. Tiếng những con suối róc rách và hạt nắng len lỏi qua tán cây… Những bình yên như thế, ta khó có thể nào tìm được khi không dành phút giây tĩnh lại để nhìn nhận bản thân mình và thế giới xung quanh. 

 

     Hy vọng khi tìm đến với “Nẻo về của ý”, các bạn cũng sẽ tìm thấy một Phương Bối am cho tâm hồn mình. Để nó nhẹ tênh, tĩnh lặng và hiện hữu như một chốn tâm linh cho bạn nương nhờ giữa thế gian vốn dĩ đã quá nhiều tạp âm. 

 

      Cảm ơn bạn đã dành thời gian lắng nghe review cuốn sách “Nẻo về của ý” từ Tulato. Nếu yêu thích những nội dung chúng mình chia sẻ, hãy nhấn like,chia sẻ để có thể đón xem những bài viết sớm nhất nhé! Cảm ơn bạn đã theo dõi Tulato. Tạm biệt và hẹn gặp lại…

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

En esta selección podrás encontrar los mejores relojes Bulova para hombre o mujer. Para cada reloj se indicarán las principales replicas relojes características, como los materiales de construcción, como acero, titanio, oro y cuero, las funciones presentes en la esfera y las especificaciones relativas al mecanismo, automático o no, que regula el movimiento.