Cuộc đời hoằng pháp gian nan nhưng hào hùng của vị Đại sư
Đối với Phật tử Trung Hoa, Đại sư Hám Sơn được sùng bái như vị tổ thứ bảy của Thiền tông, mặc dù ngài không được chính thức truyền tâm ấn từ các vị Tổ. Hiếm có vị sư nào tuy bị triều đình trừng phạt, bắt lưu đày mười tám năm ròng với hình tướng là thường dân, nhưng bản hạnh vẫn là tăng sĩ nên được đa số quan lại vùng Quảng Đông kính phục. Cuộc đời và tập hợp những lời dạy, trước tác của ngài đã được đúc kết trong cuốn Đường mây trong cõi mộng, do Đại đức Thích Hằng Đạt và dịch giả Nguyên Phong phóng tác.
Nếu là một độc giả yêu thích những cuốn sách về văn hóa và tâm linh thì hẳn bạn ít nhất một lần được nghe đến cái tên dịch giả Nguyên Phong. Ông từng du học Mỹ từ năm 1968 và là một kỹ sư cấp cao tại Boeing trong hơn 20 năm. Đồng thời, cũng là một nhà khoa học tại Đại học Carnegie Mellon và Đại học Seeattle. Trong sự nghiệp viết sách của mình, Nguyên Phong là tác giả của rất nhiều những cuốn sách về nghiên cứu, khám phá các giá trị tinh thần Đông phương được nhiều bạn đọc yêu thích như: Ngọc sáng trong hoa sen, Bên rặng tuyết sơn, Hoa sen trên tuyết, Hoa trôi trên sóng nước, Huyền thuật và các đạo sĩ Tây Tạng, Trở về từ xứ tuyết, Trở về từ cõi sáng. Đường mây trong cõi mộng là một trong số những tác phẩm đó.
Cuốn sách được Nguyên Phong và Hòa thượng Thích Hằng Đạt kỳ công biên tập từ ấn bản tiếng Anh A Buddhist Master In Dreamland của Charles Luk. Được bổ sung thêm dựa trên bản chữ Hán từ cuốn Chan Master Han Shan’s Autobiography và cuốn Hám Sơn Đại sư Mộng du tập của Lu Kuan Yu. Trong cuốn sách cũng chứa đựng nhiều tư liệu lịch sử quan trọng khác về tình hình Phật giáo và triều đại nhà Minh của Trung Quốc.
Xuyên suất 448 trang sách là bản ghi chép đầy đủ về cuộc đời của Đại sư Hám Sơn. Cuốn sách tập hợp 35 bài khai thị của ông – những bài khai thị đã đem lại nhiều lợi lạc cho đại chúng, trong đó có nhiều tầng lớp người dân, tăng nhân, vua chúa. Bên cạnh đó, cuốn sách còn có nhiều giá trị ở mặt sử liệu khi cung cấp những góc nhìn khác biệt về thời cuộc chính trị với nhiều nhiễu nhương.

Mở đầu cuốn “Đường mây trong cõi mộng” là khái quát về bối cảnh lịch sử làm tiền đề cho 2 phần chính sau đó của cuốn sách:
Phần một: Cuộc đời của đại sư Hám Sơn: Kể về cuộc đời Đại Sư Hám Sơn, từ lúc ngài xuất thế, xuất gia cho đế khi lâm nạn, tào khê và viên tịch
Phần hai: Khai thị của đại sư Hám Sơn. Nói về các khai thị của đại sư như luận về cảm ứng, sự thiết yếu của sự niệm phật và tham thiền, khai thị đại chúng, khai thị về những điểm thiết yếu khi niệm phật, khai thị về tịnh độ,…
Cuối sách, còn có thêm phần dịch những bài giảng của Đại sư Hám Sơn trong Đại đức tập Hám Sơn đại sư truyện và Hám sơn tự truyện do Đại sư Thích Hằng Đạt dịch.
Sau khi đọc xong cuốn sách, độc giả sẽ có thể lần theo những biến chuyển trong cuộc đời của ngài Hám Sơn để soi vào như một tấm gương sáng, mà từ đó hoàn thiện bản thân mình… Vậy nên nếu bạn là một độc giả đang tìm kiếm những cuốn sách nghiên cứu về lịch sử Trung Hoa, Phật Pháp để hoàn thiện bản thân và hiểu thêm về ngài Hám Sơn, hãy cùng Tulato tìm hiểu thêm về cuốn “Đường mây trong cõi mộng” này nhé!
Trước tiên, hãy cùng tìm hiểu về Đại sư Hám Sơn và cuộc đời của Ngài để thêm thấm nhuần những giá trị mà ngài dạy qua cuốn sách này.
Nhận xét về Đại sư Hám Sơn nói chung và cuốn “Đường mây trong cõi mộng” nói riêng, NXB Tổng hợp TP. HCM và First News xuất bản năm 2020 đã nhận xét: “Hiếm có vị sư nào tuy bị triều đình trừng phạt, bắt lưu đày mười tám năm ròng với hình tướng là thường dân, nhưng bản hạnh vẫn là tăng sĩ nên được đa số quan lại vùng Quảng Đông kính phục. Cuộc đời và tập hợp những lời dạy, trước tác của ngài đã được đúc kết trong cuốn Đường mây trong cõi mộng, do Đại đức Thích Hằng Đạt và dịch giả Nguyên Phong (John Vu) phóng tác”

Câu chuyện về cuộc đời Đại sư Hám Sơn diễn ra trong triều đại nhà Minh khi Ngài cùng ba vị thiền sư Đạt Quán, Đại sư Liên Trì, và Đại sư Ngẫu Ích là bốn vị thánh tăng có công phục hưng và phát triển Phật giáo trong triều đại nhà. Ngài đã từng bị triều đình ra lệnh trừng phạt do dính vào vòng tranh chấp ngôi vị thái tử, thế nhưng thay vì ngược đãi ngài theo lệnh của triều đình thì các quan lại ở tỉnh phía Nam Trung Hoa đã cho phép ngài tự do đi lại để hoằng dương chính pháp. Nguyên nhân được cho là bởi đức hạnh của ngài đã cảm hóa họ và nhờ đó đã phục hưng lại tổ đình Nam Hoa ở Tào Khê.
Tiếp sau đó, khi được triều đình ân xá, ngài lại tiếp tục cuộc đời sống và cống hiến cho Phật pháp. Cuối đời, thị tịch, nhục thân của Đại sư Hám Sơn đã được kính cẩn đặt cạnh nhục thân của Lục tổ Huệ Năng cho các Phật tử muôn đời chiêm bái.
Bên cạnh câu chuyện về cuộc đời dài 77 năm của ngài Hám Sơn Sơn (1546-1623) là cái nhìn chung về một triều đại đã đến giai đoạn cuối cùng của Trung Quốc. Hai mươi năm sau khi ngài Hám Sơn viên tịch thì nhà Mãn Thanh từ phía Bắc tràn vào thống trị Trung Quốc đánh dấu sự chấm dứt của Minh triều.
Đại sư Hám Sơn được các phật tử Trung Hoa sùng bái như vị tổ thứ bảy của Thiền tông, mặc dù ngài không được chính thức truyền tâm ấn từ các vị Tổ. Cho đến ngày nay, nhục thân của ngài vẫn được phụng thờ tại chùa Nam Hải cùng với nhục thân của Lục Tổ Huệ Năng. Bài học rút ra từ câu chuyện về cuộc đời hoằng pháp hào hùng mà đầy gian nan của Đại sư Hám Sơn được thuật trong sách sẽ góp phần động viên tinh thần và giúp cho những Phật tử đang trăn trở trên đường tu tập thêm kiên định với con đường của mình. Chẳng hạn như:
Khi bàn về sự thiết yếu của việc niệm Phật cùng tham thiền, tác giả đã viết:
“Người thẩm sát công án niệm Phật, phải đơn độc đề cử một âm thanh “A Di Đà Phật” làm thoại đầu. Nơi đề khởi, phải hạ nghi tình, thẩm vấn xem người niệm Phật là ai. Lại đề cử lại thẩm xét, xem coi rốt ráo người niệm Phật là ai. Quyết bám tựa câu thoại đầu này như thế, thì tất cả vọng tưởng tạp niệm đều bị đốn đoạn, như chặt dây nhợ. Lại không dung dưỡng cho chúng khởi lên, (vì nơi khởi tức tâm liễu giác bị che mất), mà chỉ còn một niệm; đơn độc sáng suốt rõ ràng, như mặt trời lơ lững trên không trung, thì vọng niệm không sanh, hôn mê tự thối tán, tức tịch tịch tỉnh tỉnh…. Người thời nay phải tin tâm này, xưa nay vốn không một vật. Như nay dụng công phu, chỉ vì chưa thấy được bản lai diện mục đó, nên phải quyết hạ thủ công phu, thì mới có ngày trở về quê quán. “
Hay khi bàn về Khai thị đại chúng:
“Đức Phật trụ thế, thuyết pháp lợi sanh, khiến bốn chúng đều được đắc độ. Ngài tuỳ cơ giáo hoá, mỗi mỗi đều có phương tiện quyền xảo, khiến tất cả mọi loài đều được lợi ích…Ngày nay, trước cửa môn đình, cảnh tượng tiêu điều, cỏ dại mọc khắp nơi cả ngàn năm. Nhiều người đàm luận cho rằng đó chẳng phải là vùng đất của thiện căn. Đây thật là chưa đạt được ý chỉ Phật tánh.”

Cuốn “Đường mây trong cõi mộng” được phóng tác bởi đại sư Thích Hằng Đạt; Nguyên Phong lần đầu được xuất bản tại Việt Nam vào năm 2009 đã nhận được sự yêu thích và ủng hộ từ độc giả yêu thích sách về văn hóa và tâm linh. Trong bối cảnh Phật giáo ngày nay, đây vẫn là cuốn sách gối đầu giường của nhiều Phật tử tại Việt Nam và trên thế giới bởi những giá trị mà nó đem lại. Các bài học từ cuốn sách Đường mây trong cõi mộng dường như không mất đi mà càng có nhiều giá trị hơn nữa khi đang trở thành niềm động viên âm thần của những người đang trăn trở trên đường tu tập.
Vì vậy, hãy cùng Tulato tìm hiểu thêm về “Đường mây trong cõi mộng” để hiểu thêm về văn hóa và phật giáo Trung Hoa nhé!
Cảm ơn bạn đã theo dõi Tulato. Nếu thích những nội dung chúng mình chia sẻ hãy nhấn subscribe để có thể tiếp tục lắng nghe những review sắp tới nhé!
