Among the most famous wristwatches there are models belonging to collections such as Moonwatch and Accutron, with a futuristic and replica watches breathtaking design, Star Marine, elegant and sporty at the same time and Snorkel, phenomenal accessories that can be used for diving even at great depths.

La prossima linea Masterpiece (e il modello MP-01) è un grosso problema per Hublot. Infine, rispondendo alle chiamate non solo dei replica rolex critici di Hublot, ma anche dei collezionisti di Hublot, hanno annunciato il falso rilascio di Hublot di un prodotto totalmente nuovo che è stato completamente rimosso dall'ombrello del Big Bang.

THƯƠNG HIỆU TULATO CẢM ƠN BẠN ĐÃ GHÉ THĂM

Review sách Đường mây qua xứ tuyết

Hành trình Tây Tạng – chuyến du hành đến vùng đầy hùng vĩ và bí ẩn

       Chào mừng bạn đến với Tulato -Túi lan tỏa tri thức – Góp sức thành công. Thật vui khi được tiếp tục đồng hành cùng bạn trên hành trình khám phá tri thức mới.

 

      Tây Tạng – một xứ sở biệt lập với những cao nguyên hùng vĩ, những biển hồ giữa lòng núi phủ tuyết trắng luôn gợi nhiều sự tò mò cho chúng ta. Người ta thường chỉ biết đến Tây Tạng qua những ký sự và hành trình chiếu dẫn về con đường tơ lụa bởi sự khép kín về vị trí địa lý của vùng đất này. Nơi đây tồn tại một nền văn minh cổ đại, một thế giới tách rời với bên ngoài luôn khơi dậy mong muốn tìm hiểu trong lòng những người đang khao khát khám phá một thế giới kỳ vĩ và bí ẩn. 

 

      Nagarika Govinda – nhân vật chính trong “Đường mây qua xứ tuyết” cũng không là một ngoại lệ. Xuyên suốt 13 chương sách dài  320 trang của cuốn sách này là cuộc hành trình du hành ở Tây Tạng của một Lạt Ma tên Govinda người Đức. Chuyến du hành của ông nhằm sưu tầm thu giữ những bản sao của các bức họa nổi tiếng và ghé thăm những chốn linh thiêng đã và đang là nơi có sức ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển của nền Phật giáo Tây Tạng. Hành trình của tác giả diễn ra vào khoảng thập niên 30 đến thập niên 50 của thế kỷ trước và xuyên suốt cuộc hành trình đó, tác giả đã được chứng kiến một Tây Tạng hùng vĩ, nơi duy trì nền văn minh cổ đại, khác xa với những nền văn minh mà chúng ta được biết đến.

 

     Ngày hôm nay, Tulato sẽ cùng bạn khởi hành chuyến viễn du đến Tây Tạng huyền bí dưới sự dẫn dắt của tác giả Anagarika Govinda và phần biên dịch của Nguyên Phong qua cuốn sách Đường mây qua xứ tuyết .

Đường mây qua xứ tuyết giúp chúng ta hiểu thêm về vùng đất Tây Tạng và đức Đạt Lai Lạt Ma. Mảnh đất Tây Tạng mang bên mình cả những câu chuyện buồn về chính trị và cũng rất đẹp về tôn giáo và tâm linh. Vùng đất dành cho những người muốn hiểu về triết lý của các đức Lạt Ma. Ngoài ra, bởi sự ảnh hưởng của tình hình chính trị mà văn hóa của Tây Tạng cũng bị ảnh hưởng ít nhiều, từ đó làm thay đổi và phân nhánh bản chất của Phật Giáo. Đây là điều mà tác giả muốn khai thác và chia sẻ nhiều hơn với độc giả của mình. Qua lời kể của nhà văn Anagarika Govinda bạn chắc chắn sẽ được trải nghiệm những giây phút nhẹ nhàng trong lòng và an yên đến lạ kỳ. Những trải nghiệm và đạo lý thâm sâu từ trải nghiệm của chính tác giả giúp bạn hiểu thêm về thế thái nhân tình. 

 

    Tác giả có thể viết được một cuốn sách đầy ắp những kiến thức mới mẻ và thú vị này là bởi, bản thân ông không chỉ là một nhà nghiên cứu về triết học và còn là một tu sĩ Phật giáo, một họa sĩ. Ông còn là một thành viên trong Ban Quan trị Hội Phật giáo Thế giới và được biết đến nhiều với hai mươi cuốn sách về Phật giáo Nam Tông. Năm 1947, ông qua Tây Tạng rồi có duyên được Lạt Ma Ngaxvang Kalzang (Tomo Geshe Rinpoche) nhận làm đệ tử. Ông đã du lịch khắp xứ này, gặp gỡ và tiếp xúc với nhiều tu sĩ, thăm viếng nhiều ngôi chùa cổ hẻo lánh và ghi nhận lại những điều mắt thấy tai nghe vào cuốn du ký The Way of The White Clouds – Đường mây qua xứ tuyết.

 

     Những điều chính tác giả trực tiếp trải nghiệm, chứng kiến và chia sẻ lại trong cuốn sách không chỉ mở ra cho người đọc cái nhìn sâu sắc về bản chất cao quý, thiêng liêng của đạo Phật, đặc biệt là trường phái Mật Tông mà đây còn là một công trình khảo cứu mang lại giá trị về văn hóa, tập tục, khoa học, lý luận…

 

     Chẳng hạn như hình ảnh ở tiêu đề cuốn sách “đường mây qua xứ tuyết”. Chỉ là hình ảnh của một áng mây thôi nhưng ở Tây Tạng đây lại là biểu trưng của những điều thiêng liêng và bí ẩn, là cách để người dân thể hiện sự sáng tạo trong đời sống cũng như nghệ thuật tượng hình. Những thâm ý sâu sắc đã được ẩn ý biểu lộ qua hình tượng của mây với bao suy tư và trăn trở của con người.

 

      Có thể khi đọc cuốn sách, một vài chi tiết sẽ gây khó hiểu cho độc giả bởi cuốn sách đã ra đời từ rất lâu rồi và cuộc hành trình của tác giả được cho là “cuộc hành hương mà ngày nay không thể thực hiện được”. Thế nhưng những bài học mà cuốn sách đem lại vẫn có giá trị trường tồn. 13 chương sách – 13 khám phá thú vị và ý nghĩa về Tây Tạng, Phật Giáo và Kiếp người ắt hẳn khiến bạn không thể rời mắt.

    Mở đầu cuốn sách là chương sách “Hoa sen trên tuyết”: Nói về nguồn gốc của bức tranh “Hoa sen và những đám mây ngũ sắc” nổi tiếng nhất của Tây Tạng ngày nay. Câu chuyện bắt đầu từ hình ảnh câu chuyện của vị Lạt Ma có khả năng mang lại sự bình an – Tomo Geshe. Khi bước chân đến trước đồi Tsaparang, ngài đã nhìn thấy “một đám mây ngũ sắc rất lớn bao phủ chúng quanh ngọn đồi, chính giữa đám mây có một bông hoa sen với những cánh trắng tinh khiết đang tỏa ra những ánh sáng chói lọi như cầu vồng.” Sau đó, Ngài đã truyền bá những tư tưởng của bộ kinh Bát Nhã Ba La Mật và khuyến khích việc tu học cho những ai muốn cất bước tìm đường ra khỏi vòng sinh tử luân hồi. 

 

     Hay trong chương “Kỳ duyên nơi xứ Tuyết” kể lại những ngày đầu gặp gỡ các tu sĩ Tây Tạng của Govinda. Ở đây, ông đã học hỏi được về tiếng Tây Tạng, các lời cầu nguyện, nghi thức Phật giáo Tây Tạng và từ đó ngộ ra rất nhiều điều. Để cuối cùng, sau khi gặp gỡ vị Lạt ma Tomo Geshe Rinpoche, ông đã đưa ra được nhận định rằng: “Thiền định là một lối sống chứ không phải là một phương pháp để thực hành trong những lúc rảnh rỗi, những khi không có việc gì để làm. Đây là một điểm hết sức quan trọng của Đại Thừa vị Thiền chính là sống, sống là đúng, sống thật với ý nghĩa của sự sống”. 

 

      Các chương tiếp sau, tác giả tiếp nối hành trình khám phá và học hỏi của Govinda về cái chết và sự tái sinh, về Thân và tâm, Khinh công,…Và còn rất nhiều thông điệp sâu sắc, giàu giá trị ngay cả trong thời nay được tác giả gửi đến độc giả lồng ghép trong những câu chuyện từ chuyến phiêu lưu của bản thân mình như:

 

    “Sự sống không hề phân biệt một nhà thông thái hay một bác nông phu, vì sống không phải là một cái gì bất động, tuân theo các định luật khoa học mà là một cái gì sống động trong thân thể, tư tưởng, tình cảm con người.”

  Tạp chí New Statesman của Anh đã nhận xét: “Cuốn sách kể về những chuyến đi khủng khiếp, của những người đàn ông đeo mặt nạ chống lại ánh nắng mặt trời (cưỡi ngựa qua những vùng thanh tao với đôi chân bị đóng băng), chào đón những tu viện đầy sương mù được thắp sáng bằng những ngọn đèn bơ ở cuối cuộc hành trình”). Cuốn “Đường mây qua xứ tuyết” là lời tường thuật độc đáo của tác giả, nó không chỉ là một câu chuyện khám phá ngoạn mục và đầy chất thơ mà nó còn vô giá về cách giải thích và trình bày rõ ràng về truyền thống Tây Tạng.

 

     Ở Việt Nam, cuốn “The Way of the White Clouds”  được dịch giả Nguyên Phong biên dịch lại thành “Đường Mây Qua Xứ Tuyết”. “Đường mây qua xứ tuyết” cũng là một tác phẩm thành công của ông bên cạnh một loạt sách về văn hóa tâm linh phương Đông như “Hành trình về phương Đông”, “Huyền Thuật và các đạo sĩ Tây Tạng, Bên rặng tuyết sơn,…

 

     Dù lấy bối cảnh từ những năm 30 đến 50 thế kỷ trước và kể lại theo lộ trình đường đi của tác giả, thế nhưng cuốn sách vẫn giữ được giá trị của nó cho đến ngày nay. Vì vậy, nếu bạn là một độc giả mong muốn hiểu hơn về dòng Phật Giáo Mật Tông Tây Tạng, tò mò về mảnh đất Tây Tạng huyền bí hay chỉ đơn giản là yêu thích những cuốn sách của Nguyên Phong, hãy tìm đến với “Đường mây qua xứ tuyết” nhé.

 

    Cảm ơn bạn đã theo dõi Tulato. Nếu thích những nội dung chúng mình chia sẻ hãy nhấn subscribe để có thể tiếp tục lắng nghe những review sắp tới nhé!

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

En esta selección podrás encontrar los mejores relojes Bulova para hombre o mujer. Para cada reloj se indicarán las principales replicas relojes características, como los materiales de construcción, como acero, titanio, oro y cuero, las funciones presentes en la esfera y las especificaciones relativas al mecanismo, automático o no, que regula el movimiento.