Among the most famous wristwatches there are models belonging to collections such as Moonwatch and Accutron, with a futuristic and replica watches breathtaking design, Star Marine, elegant and sporty at the same time and Snorkel, phenomenal accessories that can be used for diving even at great depths.

La prossima linea Masterpiece (e il modello MP-01) è un grosso problema per Hublot. Infine, rispondendo alle chiamate non solo dei replica rolex critici di Hublot, ma anche dei collezionisti di Hublot, hanno annunciato il falso rilascio di Hublot di un prodotto totalmente nuovo che è stato completamente rimosso dall'ombrello del Big Bang.

THƯƠNG HIỆU TULATO CẢM ƠN BẠN ĐÃ GHÉ THĂM

Review sách CHÚ BÉ MANG PYJAMA SỌC

câu chuyện đơn giản lấy đi nước mắt người đọc 

 

Chào mừng bạn đến với Tulato -Túi lan tỏa tri thức – Góp sức thành công. Thật vui khi được tiếp tục đồng hành cùng bạn trên hành trình khám phá tri thức mới.

 

Chiến tranh thế giới thứ hai là một cuộc chiến thảm khốc vào thế kỷ XX mà cho đến nay vết thương của nó vẫn còn hằn sâu trong tâm thức của nhiều quốc gia, dân tộc trên thế giới. “Chú bé mang Pyjama sọc” của tác giả John Boyne là một cuốn sách nhỏ viết trong bối cảnh thế chiến hai qua góc nhìn của cậu bé Bruno 9 tuổi. Không súng đạn, không có giọt nước mắt đau thương; nhưng cuốn sách này lại chạm được tới hàng triệu trái tim độc giả.

 

Tác giả John Boyne đã từng dành được rất nhiều Giải thưởng Sách của Ailen, và giải thưởng văn học quốc tế, như Giải thưởng Qué Leer cho Tiểu thuyết của năm ở Tây Ban Nha và Giải thưởng Hòa bình Gustav Heinemann ở Đức. Năm 2015, ông được trao bằng Tiến sĩ Danh dự về Văn thư của Đại học East Anglia. 

 

John Boyne đã xuất bản được 13 cuốn tiểu thuyết dành cho người lớn, 6 cuốn tiểu thuyết dành cho độc giả nhỏ tuổi và một tuyển tập truyện ngắn. Tiểu thuyết “Chú bé mang Pyjama sọc” của ông được coi là tác phẩm thành công nhất, từng bán chạy top đầu của Thời báo New York với hơn 11 triệu bản trên toàn thế giới và được chuyển thể thành nhiều thể loại như phim, kịch, opera, ba lê,…

“Chú bé mang pyjama sọc” là câu chuyện cảm động về tình bạn chớm nở trong thế chiến thứ hai, giữa cậu bé 8 tuổi Bruno và chú bé mang pyjama sọc bằng tuổi – Shmuel. Bruno là con trai của một gia đình theo chủ nghĩa phát xít. Cha cậu là cánh tay đắc lực dưới trướng trùm phát xít Hitler và tham gia vào cuộc đàn áp, diệt tộc người Do Thái. Còn Shmuel lại là con trai của một gia đình Do Thái. Nơi cậu sống sau hàng rào là trại tập trung Auschwitz của phát xít Đức, dùng để giam giữ và xử lý người Do Thái. 

 

Mọi chuyện bắt đầu khi cả gia đình Bruno phải chuyển đến sống tại Auschwitz vì cha cậu đã được thăng chức và có “những việc lớn cần làm” tại đây. Ngôi nhà mới của họ trơ trọi giữa một khoảng đất tách biệt và trống trải, xung quanh không có hàng xóm. Giữa những ngày buồn tẻ, Bruno đã mày mò tự chế tạo xích đu từ bánh xe hay tâm sự với chị hầu gái Maria… để tìm kiếm niềm vui cho mình. Và trong một lần lén trốn bố mẹ đi khám phá, Bruno đã gặp được Shmuel – cậu bé cùng tuổi luôn mặc pyjama sọc sống bên kia hàng rào. Hàng rào thép gai đại diện cho ranh giới của sự kỳ thị, phân biệt sắc tộc. Nhưng vượt lên trên tất cả, họ đã trở thành bạn tốt của nhau, yêu thương những người khác mình bằng trái tim chân thật.

 

Bởi ngăn cách của hàng rào, Bruno và Shmuel chỉ có thể gặp gỡ và trò chuyện tại đây mỗi chiều. Cứ thế những câu chuyện nối dài từ ngày này qua tháng khác. Shmuel hay kể về những ngày tươi đẹp trước kia khi cậu còn sống ở quê nhà Ba Lan. Nơi ấy có tiệm chế tác đồng hồ của bố và mẹ Shmuel là giáo viên dạy học. Cậu sống cùng gia đình tại một ngôi nhà xinh đẹp, có thức ăn ngon và những người hàng xóm thân thiện. Bruno cũng sẽ kể về Berlin và ngôi nhà cũ năm tầng với thành cầu thang cậu hay chơi đùa. Thỉnh thoảng, Bruno còn mang đến cho bạn pho mát, bánh mì và socola. Họ tâm sự và cư xử chân thành với nhau, một tình bạn bí mật, trong sáng và giản dị. Dù Bruno sẽ không bao giờ hiểu hết được những nỗi đau mà Shmuel đã trải qua, nhưng trái tim nhân hậu của cậu có thể sưởi ấm phần nào cho Shmuel. 

Vào ngày cuối cùng trước khi trở về Berlin, Bruno đến gặp Shmuel và mặc bộ pyjama kẻ sọc mà cậu luôn dặn Shmuel phải mang đến. Cậu quyết định cải trang và vượt rào, tới khám phá nơi Shmuel sinh sống và cũng để thực hiện lời hứa giúp bạn thân tìm người cha đã mất tích. Thế nhưng, thế giới bên kia hàng rào thép gai hoàn toàn khác biệt với những gì Bruno tưởng tượng. Ở đây không có lũ trẻ, không có sạp rau củ đầy ắp, không có quán cafe hay ghế đu… chỉ có những đám người gầy guộc, buồn bã với hốc mắt trũng sâu ngồi nhìn chằm chằm mặt đất. 

 

Cậu cùng Shmuel tìm kiếm khắp nơi nhưng vẫn không tìm thấy tung tích bố Shmuel. Cho tới khi trời mưa nặng hạt và cậu định trở về, tiếng còi tuýt đột ngột vang lên đã buộc 2 cậu bé bước vào hàng người “diễu hành”. Chắc chắn Bruno không hề nghĩ rằng, bộ pyjama kẻ sọc cậu ao ước mặc là trang phục của các tù nhân và cuộc “diễu hành” là việc các tù nhân đang xếp hàng để vào “buồng hơi ngạt” – nơi họ sẽ bị xịt khí gas và chết vì ngạt thở. Hai đứa trẻ cùng đám người bị đưa đến một gian phòng, chúng không biết đây là đâu và Bruno chỉ nghĩ chúng sẽ chờ ở đây đến khi mưa tạnh. Trong bóng tối, cậu nắm tay Shmuel. Ngay cả khi xung quanh hỗn loạn, cậu biết rằng không điều gì trên đời có thể khiến cậu buông tay. Trong những khoảnh khắc cuối cùng của cuộc đời, Bruno vẫn luôn động viên người bạn của mình: “Cậu là người bạn thân nhất của tớ, Shmuel ạ. Bạn thân nhất đời của tớ”.

 

Vài ngày sau đó, không ai còn nghe tin về Bruno nữa. Cái kết treo lơ lửng của cuốn sách để lại trong lòng người đọc dấu chấm hỏi và cả sự bùi ngùi tiếc nuối. Điều gì đã xảy ra với Bruno và Shmuel ngày hôm đó? Sẽ thế nào nếu Bruno kịp trở về và rời khỏi Auschwitz cùng gia đình. Giá như không có chiến tranh, không có nạn diệt tộc, không có tội ác xấu xa, con người đã không phải chịu những nỗi đau to lớn đến vậy. 

 

Bên cạnh 2 nhân vật chính, “Chú bé mang Pyjama sọc” còn có các nhân vật phụ như: một người cha chỉ huy không quên chúc ngủ ngon con trai và con gái mỗi ngày; một cô bé Gretel đáng yêu với những tâm tư tuổi mới lớn; một trung úy Kotler là phiên bản cha Bruno chưa hoàn thiện; Maria – cô hầu gái yên tĩnh luôn thầm lặng làm việc hay cụ già Pavel – người từng là bác sĩ và giờ là người chuyên gọt rau củ cho gia đình Bruno. Những mảnh ghép này càng giúp cho câu chuyện trở nên sống động và lôi cuốn.

The Irish Times từng viết lời bình về cuốn sách này rằng: “Một cuốn sách vương vấn khôn nguôi trong tâm trí người đọc.” Thật vậy, “Chú bé mang Pyjama sọc” là tác phẩm nhẹ nhàng nhưng sâu sắc, kể về chiến tranh, về tội ác giữa người với người nhưng lại qua lăng kính ngây thơ và hồn nhiên của đôi bạn trẻ. Tình bạn trong veo từ đầu tới cuối giữa Bruno và Shmuel hiện lên thật đẹp trên phông nền đục ngầu bởi khói bụi chiến tranh đó. Chính sự tương phản này đã đem lại cho độc giả cảm giác nghẹn ngào, thậm chí day dứt đến ám ảnh khi bộ phim dần khép lại.

 

“Chú bé mang Pyjama sọc” là cuốn tiểu thuyết ý nghĩa, rất phù hợp với những độc giả từ 16 tuổi trở lên với thông điệp: Sẽ không có rào cản nào có thể ngăn việc lan toả tình yêu thương chân thành và sự đồng cảm quý giá. Nếu cần một quyển sách để nâng đỡ tâm hồn, đây là quyển sách không thể bỏ lỡ, bạn nhé!

 

Cảm ơn bạn đã dành thời gian lắng nghe review cuốn sách “Chú bé mang Pyjama sọc” từ Tulato. Nếu yêu thích những nội dung chúng mình chia sẻ, hãy nhấn like, subscribe để có thể đón xem những video sớm nhất nhé! Tạm biệt và hẹn gặp lại…

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

En esta selección podrás encontrar los mejores relojes Bulova para hombre o mujer. Para cada reloj se indicarán las principales replicas relojes características, como los materiales de construcción, como acero, titanio, oro y cuero, las funciones presentes en la esfera y las especificaciones relativas al mecanismo, automático o no, que regula el movimiento.