Among the most famous wristwatches there are models belonging to collections such as Moonwatch and Accutron, with a futuristic and replica watches breathtaking design, Star Marine, elegant and sporty at the same time and Snorkel, phenomenal accessories that can be used for diving even at great depths.

La prossima linea Masterpiece (e il modello MP-01) è un grosso problema per Hublot. Infine, rispondendo alle chiamate non solo dei replica rolex critici di Hublot, ma anche dei collezionisti di Hublot, hanno annunciato il falso rilascio di Hublot di un prodotto totalmente nuovo che è stato completamente rimosso dall'ombrello del Big Bang.

THƯƠNG HIỆU TULATO CẢM ƠN BẠN ĐÃ GHÉ THĂM

Review Sách Chết vì chứng khoán

 chuyện “sinh nghề tử nghiệp” của một huyền thoại 

Chào mừng bạn đến với Tulato -Túi lan tỏa tri thức – Góp sức thành công. Thật vui khi được tiếp tục đồng hành cùng bạn trên hành trình khám phá tri thức mới.

 

Năm 1932, một nhóm các nhà đầu tư tài chính giàu nhất thế giới gồm bảy người gặp nhau tại khách sạn Edgeubater ở Chicago. Tài sản của họ nhiều hơn cả Nhà băng Mỹ và trong nhiều năm qua, giới truyền thông đưa tin về họ như những hình mẫu thành công điển hình.

 

Vậy họ là ai? Charles Schumab – chủ tịch tập đoàn thép lớn nhất thế giới, Arthur Cutten – nhà đầu tư lúa mì lớn nhất thời kỳ. Richard Whitney – Giám đốc Sở giao dịch chứng khoán New York, Albert Fall – thành viên Nội các, Jesse Livermore – nhà đầu cơ giá xuống nổi tiếng nhất của Phố Wall, Leon Fraser – Chủ tịch Ngân hàng thanh toán quốc tế và Ivan Kruegger – ông chủ hàng độc quyền lớn nhất thế giới.

 

Điều gì đã xảy ra với họ? Ông Schumab và Cutten chết trong khốn khó; Whitney phải ở trong nhà lao Sing Sing nhiều năm; Fall cũng ngồi tù trong thời gian dài, nhưng sau đó được phóng thích nên ông ta đã qua đời tại nhà; những người còn lại như Livermore, Frase và Kruegger đều tự vẫn.

 

Để mở đầu cuốn sách Chết vì chứng khoán, Richard Smitten đã chọn trích dẫn câu chuyện ấy. Chết vì chứng khoán hứa hẹn kể một câu chuyện dài, đầy sống động và phong phú về cuộc đời của một con người với quyền năng thay đổi thế giới Jesse Livermore, những nốt thăng đã đưa ông lên đỉnh cao danh vọng trên thị trường chứng khoán và cả những phím trầm đã đẩy ông xuống khỏi chính ngai vàng của mình, giữa một xã hội Mỹ đầu thế kỷ XX trù phú và sôi động. 

 

Giới đầu tư hẳn đã từng nghe qua cái tên của “con gấu vĩ đại” Jesse Livermore, một huyền thoại trong giới đầu tư. Tương truyền rằng, vào năm 1907, JP Morgan, người có vai trò to lớn trong nền tài chính và công nghiệp Hoa Kỳ thời bấy giờ, thậm chí đã từng phải nhờ Livermore cứu lấy thị trường. Livermore đã nắm quyền kiểm soát số phận của cả thị trường trong những năm suy sụp của nền tài chính Mỹ. Cho đến nay, vẫn chưa có một ai lặp lại kỳ tích này. Cái tên của ông đã trở thành một huyền thoại trên thương trường từ đó.

Chết vì chứng khoán – cuốn tiểu sử viết bởi Richard Smitten, với lối tường thuật đầy lôi cuốn, kể một câu chuyện sống động về con người và thời đại của “Con gấu vĩ đại nhất phố Wall” Jesse Livermore. Ở đó, ta thấy một bức tranh toàn cảnh về những bí mật kinh doanh của Livermore, các nguyên tắc đã đưa ông lên tới đỉnh cao danh vọng và thành công trên thị trường chứng khoán, đồng thời là cả những cạm bẫy đã tàn nhẫn kéo ông xuống khỏi vị thế tuyệt hảo ấy.

 

Tác giả Richard Smitten là một nhà đầu tư và nhà văn chuyên nghiệp. Ông từng giữ chức Phó Chủ tịch của MTS International, và Giám đốc Marketing khu vực Canada của công ty Vick Chemical. Các tác phẩm của ông chủ yếu viết về chứng khoán, những hiểu biết tường tận về thị trường cùng cách giao dịch, cũng như những khía cạnh đen tối của nó bao gồm: cái chết, các vụ tự tử, những thảm hoạ sập sàn chứng khoán kinh điển,… Những cuốn sách của ông dường như đã thâu tóm tất cả sự kiện lớn nhỏ tại Phố Wall. Và Chết vì chứng khoán, với nhân vật tiêu điểm là Jesse Livermore – “con gấu vĩ đại nhất Phố Wall”, được yêu thích rộng rãi bởi giới nghiên cứu và đam mê làm giàu từ thị trường chứng khoán.

 

Cuốn sách được chia thành mười lăm chương, theo sát những dấu mốc quan trọng của cuộc đời Livermore, trong cả khoảnh khắc huy hoàng và những giây phút ngã quỵ.

 

Mở đầu với những lời giới thiệu về “con gấu vĩ đại nhất Phố Wall”, Chết vì chứng khoán tiếp tục với những thời khắc làm nên cuộc đời lừng lẫy của Livermore, như vụ động đất ở San Francisco làm rung chuyển New York, vụ phá sản năm 1907, các vụ xì-căng-đan trên thị trường cổ phiếu hay vụ sập sàn năm 1929. 

 

Với ba chương cuối cùng, Richard Smitten dành để kể lại thời khắc vận may của Livermore tan biến, theo sau đó là phát súng lấy mạng mà Livermore dành cho chính mình.

 

Livermore đã học về thị trường ngay trên chính sự vận động của thị trường trước mắt ông, để rồi đúc kết kinh nghiệm sống còn để tồn tại trên thị trường: Một nhà đầu cơ thiếu sự rèn luyện, không có các quy tắc, phương pháp rõ ràng và một kế hoạch chính xác sẽ dễ dàng rơi vào bẫy tâm lý của thị trường, chẳng hạn như trì trệ ở vị thế thua cuộc trong thời gian dài hoặc tự mình từ bỏ đi ngai vàng không vì lý do gì khác ngoài việc lo sợ bị mất đi thu nhập. Bộ não của nhà đầu cơ bị choáng ngợp bởi lòng tham, sự sợ hãi, vội vàng và khát khao chiến thắng. Sau một vài thất bại và sai lầm, một nhà đầu cơ có thể xuống tinh thần, chán nản hay thất vọng, từ bỏ thị trường và thậm chí từ bỏ những cơ hội mà thị trường đem lại.

 

 

 

chết vì chứng khoán 3

 

Tuy thế, chính Livermore cũng chẳng thể nào tránh khỏi quy luật “sinh nghề tử nghiệp”. Trong suốt hàng thập kỷ học tập từ guồng quay đó và thậm chí trở thành kẻ kiểm soát nó, ông không chỉ nhận ra những quy luật lên xuống của giá cả, mà còn hiểu thấu nguyên nhân của những sự lụn bại, ông nói rằng: 

 

Chúng ta không thể kiểm soát được những cảm xúc cơ bản và nó là kẻ thù của những nhà đầu cơ. Hy vọng, sợ hãi và tham lam luôn tồn tại trong mỗi con người, len lỏi vào trong tâm hồn họ, luôn đứng bên ngoài chờ cho đến khi có cơ hội sẽ nhảy vào và tác động đến các hành động và làm hỏng cuộc chơi của bạn.

 

Những bài học từ việc gây dựng vốn và mất vốn của Livermore đều đến từ việc phá vỡ nguyên tắc giao dịch, kỷ luật cá nhân và tin theo lời người khác. Ông là người đã phát triển một bộ nguyên tắc thông tuệ để chiến thắng trên các giao dịch, nhưng cũng chính ông là người thường xuyên phá vỡ những nguyên tắc của mình. Những nguyên tắc bị phá vỡ đưa ông đến một cuộc đời nhiều cay đắng và một cái kết buồn không thể tránh khỏi.

 

Từ hành trình đi tới đỉnh cao cùng những mảnh ghép về cuộc đời trong ánh hào quang lẫn trong bóng tối lụn bại của Livermore, cuốn sách đưa ra bốn bài học cơ bản: 

 

1. Bản chất con người không bao giờ đổi thay. Vì vậy, thị trường chứng khoán cũng không bao giờ thay đổi. Thứ thay đổi là những khuôn mặt, túi tiền, những người nghiện cổ phiếu, các nhà vận động môi giới, hay những sự thay đổi lớn hơn nữa: các cuộc chiến tranh, thiên tai và cả công nghệ.

2. Việc đạt được mục đích vật chất và tham vọng nghề nghiệp không có nghĩa là đảm bảo được hạnh phúc trong cuộc sống. Không có mối liên quan nào giữa thành công và hạnh phúc. Giàu có về vật chất và thỏa mãn về tinh thần không tự cân bằng nhau.

3.  Ý chí giúp chúng ta đạt được mục đích, chứ không phải trí tuệ. Tài năng và may mắn chưa đủ. Chỉ có sự quyết tâm làm việc chăm chỉ và nhẫn nại mới có thể thực hiện được những việc không thể.  Không có con đường tắt; không có cách nào dễ dàng. Đặc biệt là khi bạn khám phá thị trường cổ phiếu.

4. Chính cá nhân, chứ không phải tập thể đưa ra các phát minh của nhân loại. Các ý tưởng lớn, sự giàu có và những tiến bộ vượt bậc về công nghệ, chính trị và y học đều do các cá nhân tạo nên, chứ không phải một nhóm người.

 

Qua Chết vì chứng khoán, Richard Smitten hy vọng bạn đọc có cái nhìn chi tiết và hấp dẫn về một Livermore đầy quyền lực giữa thị trường chứng khoán sôi nổi và lắm khi cũng tàn khốc chẳng kém độ hào nhoáng của nó, cùng cuộc sống cá nhân sang trọng và sôi động của ông. 

 

Với tất cả thành tựu và vấp ngã, Livermore trở thành hình mẫu xuất sắc cho các nhà đầu tư. Ở đỉnh cao quyền lực, ở ông toát lên một sự tự tin, kiên định của một người đàn ông có khả năng làm chủ guồng quay thị trường, với óc phân tích sắc sảo và tâm thế mạnh mẽ. Các quy tắc do ông phát triển, theo thời gian, được tinh chỉnh và phân tích cẩn trọng, được áp dụng rộng rãi. Cuộc đời ông cũng là một bài học lớn cho bất kỳ ai trước khi dấn thân vào thương trường khốc liệt: khi cảm xúc chế ngự lý trí, Livermore đã không thể chiến thắng ngoại cảnh. Khi những nguyên tắc bị phá vỡ, từ trên đỉnh cao, Livermore đã dần trông thấy đáy vực sẽ vùi chôn mình.

 

 

 

Nếu như Livermore coi thị trường phố Wall như Harvard của mình thì Chết vì chứng khoán cũng trở thành bài học vỡ lòng dành cho bất cứ ai muốn dấn thân vào ngành này. Bởi cho đến nay nó vẫn còn nguyên giá trị. Có lẽ, bất cứ dân chơi cổ chơi chứng nào hẳn từng nghe đến Quy tắc 3 nhân 7 bằng 21. Nó được Livermores áp dụng triệt để để thu lại thắng lợi trên sàn cho mình. Ông giải thích:

 

“Một đội bóng không để lọt lưới luôn luôn là một đội chiến thắng”, triết lý ngược đơn giản vậy nhưng có quá nhiều người coi thường và làm ngược lại. Tại sao Asenal thành tích lại nghèo nàn như vậy ở cả hai đấu trường Ngoại hạng và Champion Cup? Hãy xem các đội bóng của người Ý, họ mới nhiều thành tích làm sao…

 

Khi bạn đầu tư chứng khoán, trước khi nghĩ đến chuyện kiếm một khoản tiền mang về thì hãy nghĩ đến việc giữ tiền của bạn thật chặt đã.

 

Chỉ cần đầu tư đúng 3-4 lần trong 10 lần đầu tư là bạn đã có thể trở thành một nhà đầu tư cự phách trên thị trường. Tại sao lại như vậy?

 

– Thống kê chỉ ra rằng có đến 75% các cổ phiếu thường tăng giá lên khỏi mức giá cũ của nó từ 20% đến 30%, sau đó, các cổ phiếu lại quay đầu giảm giá, thậm chí còn đi xuống sâu hơn mức giá ban đầu. Do vậy hãy bán ngay cổ phiếu của bạn khi mức lãi chạm ngưỡng 21%, đừng quá tham lam, nếu không, bạn sẽ lại phải nhìn lợi nhuận của mình bị cuốn phăng theo cơn lũ của thị trường.

– Khi cổ phiếu của bạn bị xuống giá tới mức -7%, không có ngoại lệ trong trường hợp này là: bạn phải bán ngay lập tức.

– Một quy tắc đơn giản: trong 4 lần đầu tư, kể cả bạn đầu tư tệ hại đến mức 3 lần thua -7% và chỉ có 1 lần duy nhất thắng với mức lãi suất 21%, bạn vẫn không thua lỗ.

 

Ngay từ khi ra mắt, Chết vì chứng khoán được đón nhận như cuốn sách gối đầu của giới đầu tư phố Wall nói riêng và những nhà đầu tư chứng khoán nói chung trên khắp thế giới. Ông Ace Greenberg, Chủ tịch Tập đoàn Bear Srearns đánh giá, đây là “Một cuốn sách tuyệt vời! kiểm soát cả bộ óc và cuộc đời của Jesse Livermore, nhà đầu tư huyền thoại, cuốn sách này nhắc đến hai vụ sụp đổ lớn của thị trường chứng khoán toàn cầu, những câu chuyện tình ái và vụ tự sát của Jesse Jr. Và hai vụ tự sát gia đình… Một cuốn sách vô cùng hấp dẫn.”

 

Nếu bạn đang ấp ủ giấc mơ gặt hái từ mỏ vàng chứng khoán, đặc biệt trong thời điểm những thủ đoạn lừa đảo ngày một xuất hiện tinh vi và tàn khốc hơn thì Chết vì chứng khoán là hành trang không thể thiếu của bạn. Không chỉ cung cấp kiến thức thông tuệ từ nguyên tắc giao dịch trên thị trường của một trong những người đàn ông quyền lực nhất nước Mỹ đầu thế kỷ XX, cuốn sách còn là bài học về khả năng chi phối của cảm xúc với giao dịch.

 

Không ai có thể phủ nhận sức lôi cuốn của Chết vì chứng khoán khi đan lồng những dòng vận động của thị trường tấp nập với cuộc đời riêng của Jesse Livermore, tạo nên một câu chuyện đời đầy lôi cuốn của một huyền thoại.

 

Cảm ơn bạn đã theo dõi Tulato. Nếu yêu thích những nội dung chúng mình chia sẻ hãy nhấn subscribe để có thể đón xem những video sớm nhất nhé! Tạm biệt và hẹn gặp lại các bạn ở những vieo tiếp theo!

 

chết vì chứng khoán bìa.png 1.jpg cuói

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

En esta selección podrás encontrar los mejores relojes Bulova para hombre o mujer. Para cada reloj se indicarán las principales replicas relojes características, como los materiales de construcción, como acero, titanio, oro y cuero, las funciones presentes en la esfera y las especificaciones relativas al mecanismo, automático o no, que regula el movimiento.