trở thành phi hành gia chỉ bằng một cuốn sách!
Chào mừng bạn đến với Tulato -Túi lan tỏa tri thức – Góp sức thành công. Thật vui khi được tiếp tục đồng hành cùng bạn trên hành trình khám phá tri thức mới.
Thiên văn học, một lĩnh vực nghiên cứu về sự sống ở bên ngoài hành tinh, luôn khiến chúng ta cảm thấy bị chinh phục bởi sự hấp dẫn của nó. Thế nhưng, nó là một lĩnh vực không hề dễ nuốt với số đông, bởi thuật ngữ dày đặc cùng với lượng kiến thức khổng lồ. Nếu như bạn là một người muốn tìm hiểu về Thiên văn học hay Vũ trụ học mà không biết bắt đầu từ đâu thì hãy để Tulato giới thiệu với bạn cuốn sách “Các hành tinh” của tác giả Maggie Aderin Pocock nhé!
Maggie Aderin Pocock là một nữ tác giả, tiến sĩ khoa học vũ trụ và một giáo sư người Anh. Khi còn trẻ, Maggie từng bị mắc chứng khó đọc, thế nhưng sau này, nhờ nghị lực vượt trội của mình, bà tốt nghiệp cử nhân Khoa học Vật lý và có luận án Tiến sĩ ngành Kỹ thuật Cơ khí. Maggie đã giảng dạy cho hơn 25.000 trẻ em về Vũ trụ học, khoa học nói chung, từng được mời làm cố vấn cho những series truyền hình nổi tiếng ở Anh như “Doctor Who”, “Paradox”. Các tác phẩm sách của bà chủ yếu tập trung vào chủ đề thiên văn học, vũ trụ và cơ khí, được chuyển tải hơn 100 ngôn ngữ trên toàn thế giới và được trao nhiều giải thưởng lớn cho cống hiến của bà như Huân chương Đế quốc Anh, top 10 người da đen có ảnh hưởng nhất đất nước này.
Cuốn sách “Các hành tinh” của Maggie Aderin Pocock tập hợp những hình ảnh, thông tin, thuyết minh trực quan vô cùng hữu ích đến những bạn đọc có “máu” phiêu lưu, mong muốn được tìm hiểu về những điều bí ẩn ngoài vũ trụ, về sự sống của các hành tinh ngày đêm xoay quanh Hệ Mặt Trời. Các trang sách đều được in bằng sắc màu rõ nét, hình ảnh độc quyền từ NASA, chắc chắn sẽ đem đến cho bạn đọc những trải nghiệm chân thực nhất về vũ trụ, về các đặc điểm địa hình, địa chất, các tầng khí quyển, các vì sao, cùng những miền đất hẻo lánh, xa xôi khác ít người biết đến.

Quyển sách gồm có 5 chương bắt đầu với những câu hỏi, chủ đề đơn giản mà chúng ta thường hay suy nghĩ về Các hành tinh, cũng như Trái đất của chúng ta đang sinh sống. Hãy cùng Tulato thắt dây an toàn và khám phá vũ trụ ngoài kia các bạn nhé!
Đầu tiên, chúng ta cùng ghé thăm Gia đình Hệ mặt trời.
Nói đến Hệ mặt trời, chúng ta có thể liên hệ đến các hành tinh như Mặt trời, Sao Thuỷ, Sao Kim, Trái đất, Sao Hoả, Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương và Sao Hải vương. Mỗi một hành tinh đều có một đặc điểm và cấu tạo của riêng nó, bạn đọc có thể dễ dàng tìm hiểu vì quyển sách đã tổng hợp lại cực kỳ chi tiết các thông tin như là Lõi của chúng được cấu tạo bằng gì? Nhiệt độ của chúng nóng lạnh như thế nào? Và các tầng khí quyển hoạt động ra làm sao? Gồm những thành phần gì? Ví dụ như Sao Thổ được cho là một hành tinh mát hơn so với Sao Mộc bởi vì vị trí, khoảng cách của nó nằm khá xa so với mặt trời, hay mặt trời là một quả cầu lửa toàn không khí. Và mặt trời không phải là một hành tinh lớn nhất, thậm chí có những ngôi sao còn lớn hơn cả mặt trời, ví dụ như Sao Sirius, hay còn gọi là Sao Thiên lang và còn vô số những vì sao khác nữa đang chờ bạn khám phá đấy!
Sau khi nghiên cứu tổng quan về đại gia đình Hệ mặt trời, trong phần tiếp theo này, tác giả đưa chúng ta đi khám phá chi tiết các Hành Tinh Khí
Các hành tinh khí luôn tồn tại và bao quanh Trái đất, chúng được xem như là các quả bong bóng khổng lồ, với kích thước gấp 3 – 10 lần Trái đất. Vì sao chúng được gọi là Hành tinh khí các bạn nhỉ? Bởi vì trong cấu tạo của các hành tinh này, các thành phần của chúng không phải là đá hay các vật chất rắn khác, mà chỉ toàn là không khí. Hiện có bốn “ứng cử viên” sáng giá trong Hệ mặt trời mà chúng ta có thể kể đến trong “hạng mục” hành tinh khí đó chính là: Sao Mộc và Sao Thổ, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương đấy các bạn ạ!
Sau các Hành tinh khí “quá nhanh quá nguy hiểm”, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về Mặt trời.
Nói đến Mặt trời thì dĩ nhiên, nó chính là tâm điểm của Hệ mặt trời. Theo hình dung của mỗi chúng ta, ai nấy đều tin rằng, Mặt Trời hẳn phải là một quả cầu lửa cực kỳ dữ dội, nhưng bên cạnh việc nó thường xuyên phát sáng và phát nhiệt, thì Mặt Trời còn chiếm đến 99.86% tổng khối lượng khí của hệ mặt trời, bao gồm khoảng 75% khí hidro, và 25% khí heli.
Tia mặt trời là một trong những chủ đề lớn được nói đến trong chương mục này. Mặt trời không chỉ phát ra ánh sáng trong vùng quang phổ khả kiến mà nó còn phát ra các bước sóng mà mắt thường không nhìn thấy được, như sóng vô tuyến, bức xạ hồng ngoại và bức xạ cực tím. Những tia sáng này ảnh hưởng rất nhiều đến sự sống của những hành tinh chung quanh hệ mặt trời, như ở Trái đất của chúng ta, những tia nắng ấm áp nuôi dưỡng con người và các loài sinh vật. Bên cạnh đó, chúng ta còn được tìm hiểu về cấu trúc, và chu kỳ của mặt trời, cùng những bí ẩn xoay quanh nó.

Bên cạnh gia đình Hệ Mặt Trời, vũ trụ vẫn còn rất nhiều điều thú vị. Bạn có bao giờ tự hỏi rằng: Nằm ngoài Hệ mặt trời của chúng ta thì còn có điều bí ẩn nào khác? Hãy cùng Tulato đến với Các giới hạn bên ngoài.
Trong chương này, chúng ta sẽ được khám phá các vì sao còn chưa thực sự khai mở. Chúng thực ra là những ngôi sao nhưng chưa phải là một ngôi sao, và đứng phụ hoạ một cách rực rỡ đằng sau những tiền bối của chúng.
Ngoài ra, chúng ta còn được khám phá thêm câu chuyện về Sao Chổi, về những dự đoán mà loài người dành cho hiện tượng nổi tiếng này. Nếu như Sao Chổi va vào phải Trái Đất thì sẽ như thế nào? Liệu chuyện này sẽ diễn ra trong bao lâu nữa? Các nhà khoa học sẽ có phản ứng gì? Bí ẩn này đang chờ đợi các bạn khám phá đấy!
Và sau “ Hệ Mặt trời” , “ Hành tinh khí”, “Các giới hạn bên ngoài”, chúng ta sẽ đến với các “Hành tinh đá.”
Chương này chủ yếu tập hợp lại những thông tin sắc nét về các hành tinh đá, là những hành tinh có thể tích chủ yếu là chất rắn, có bề mặt cứng cáp, chứa đựng nhiều sắt và kim loại nặng. Gồm ba hành tinh gần mặt trời nhất, trong đó có Trái đất, Sao Kim, và Sao Hoả.
Về Trái đất của chúng ta, tưởng chừng như chúng ta đã biết rõ về nó, thế nhưng, vẫn còn rất nhiều điều bí ẩn từ Trái Đất mà bạn chưa biết đấy nhé! Ở chương này, chúng ta sẽ cùng đi qua những hạng mục như Cấu trúc của Trái Đất như thế nào? Nhìn từ trên cao thì Trái đất sẽ trông ra làm sao? Và Sự sống trên Trái đất sẽ gồm những gì? Liệu con người đã khám phá ra hết các loài sinh vật sống trên Trái đất hay là chưa? Cùng thử trả lời xem nhé!
Ngoài ra, chương còn giới thiệu về Mặt Trăng và các tiểu hành tinh khác có cùng dạng là Hành tinh đất như là: Ceres, Sao Diêm Vương, Makemake, Haumea,Sedna…cùng cấu tạo của từng tiểu hành tinh và lịch sử hình thành của chúng.
Tác phẩm “Các hành tinh” của Maggie Aderin Pocock được xem là một quyển Bách Khoa Toàn Thư Về Thái Dương Hệ. Tuy những kiến thức của nó được cho là rất sâu rộng, nhưng cách truyền đạt lại rất ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu nên phù hợp với các bạn học sinh, sinh viên, các giáo sư, giáo viên – những người hoạt động trong lĩnh vực giáo dục. Maggie Aderin Pocock đã được đánh giá rất cao cho sự nghiên cứu của bà về lĩnh vực Thiên văn học. Bạn nên biết rằng, không phải ngẫu nhiên mà NASA lại cung cấp chính hình ảnh mà họ chụp để cùng bà xuất bản ra quyển sách này đâu đấy! Quyển sách được xuất bản bởi Dorling Kindersley (DK) – một nhà xuất bản đa quốc gia nổi tiếng về các đầu sách tham khảo cho người lớn và trẻ em đến từ Anh – đồng thời cũng là bên đỡ đầu của tác phẩm này – đã có đôi lời chia sẻ rằng: “Không câu hỏi nào là không được trả lời trong quyển sách về Thiên văn học thú vị của tiến sĩ Maggie. Chúng ta sẽ cùng với cô ấy đi đến những nơi mà bạn không bao giờ ngờ đến được.”

Quyển sách “Các hành tinh” không chỉ giúp người đọc khai mở ra nhiều kiến thức về Thiên văn học, mà còn giúp cho họ thay đổi về nhân sinh quan của mình, cách chúng ta nhìn về thế giới. Vũ trụ ngoài kia luôn bao la, rộng lớn, nó rất mơ hồ, rất bí ẩn, và những vì sao mà chúng ta luôn phớt lờ từ trước đến nay, luôn có một câu chuyện của riêng nó. Biết được câu chuyện kỳ quặc từ các hành tinh này, chúng ta có thể rút ra được bài học rằng: Cuộc sống này vốn dĩ rất ngắn thôi, và Trái đất rộng lớn của chúng ta thực ra chỉ là một hạt cát rất nhỏ so với một hành tinh khác.
Tulato hi vọng bạn sẽ thích cuốn sách này! Nếu như bạn là một người có niềm đam mê với Thiên văn học, Vũ trụ học hay chỉ đơn giản là tò mò thích thú với những vì sao mà bạn nhìn thấy trên bầu trời mỗi đêm thì quyển sách chính là dành cho bạn đấy! Đừng bỏ qua nó, và hãy mua ngay cho “nóng” bạn nhé!
Cảm ơn bạn đã dành thời gian lắng nghe review cuốn sách “Các hành tinh” từ Tulato. Nếu yêu thích những nội dung chúng mình chia sẻ, hãy nhấn like, subscribe để có thể đón xem những video sớm nhất nhé! Tạm biệt và hẹn gặp lại…
