Among the most famous wristwatches there are models belonging to collections such as Moonwatch and Accutron, with a futuristic and replica watches breathtaking design, Star Marine, elegant and sporty at the same time and Snorkel, phenomenal accessories that can be used for diving even at great depths.

La prossima linea Masterpiece (e il modello MP-01) è un grosso problema per Hublot. Infine, rispondendo alle chiamate non solo dei replica rolex critici di Hublot, ma anche dei collezionisti di Hublot, hanno annunciato il falso rilascio di Hublot di un prodotto totalmente nuovo che è stato completamente rimosso dall'ombrello del Big Bang.

THƯƠNG HIỆU TULATO CẢM ƠN BẠN ĐÃ GHÉ THĂM

Review sách Bức Xúc Không Làm Ta Vô Can

BỨC XÚC KHÔNG LÀM TA VÔ CAN –

 

MỘT HỒI CHUÔNG THỨC TỈNH

Chào mừng bạn đến với TULATO – Túi lan tỏa tri thức – Góp sức thành công. Thật vui khi được tiếp tục đồng hành cùng bạn trên hành trình khám phá tri thức mới.

Những điều hay lẽ phải thì thì chúng ta đã được nghe nhiều trong các cuốn sách khác, tuy nhiên những mảng tối trong thực tế xã hội mà chúng ta đang sống là một góc nhìn hoàn toàn mới mà mỗi người đều nhận ra nhưng có thể đã bỏ qua.

Cuốn sách “Bức Xúc Không Làm Ta Vô Can” của tác giả Đặng Hoàng Giang là một chủ đề mới mẻ và đầy sức hấp dẫn giúp bạn đọc phân tích, lý giải khơi gợi vấn đề nhức nhối trong xã hội với một tư duy mới để rút ra những kinh nghiệm quý báu giúp chúng ta thay đổi chính bản thân và cuộc sống.

Đặng Hoàng Giang là một chuyên gia phát triển, nhà hoạt động xã hội và là một tác giả chính luận. Các quan điểm và góc nhìn của ông xoay quanh những vấn đề mang tính phổ biến trong xã hội, những vấn đề liên quan đến bình đẳng, công lý, và tương quan quyền lực nói chung. Ông đã sinh sống và làm việc tại châu Âu trong vòng 20 năm, hiện tại ông đang sống và làm việc tại Việt Nam.

“Một góc nhìn thẳng thắng và tỉnh táo, xoáy vào những vấn đề bằng một con dao mổ sắc cạnh của tri thức… Từ lâu, những cây viết của nước ta vẫn dùng dao gọt hoa quả có lưỡi lượn sóng để mổ xẻ các vấn đề. Chúng ta thiếu những con dao mổ lạnh, nằm trong những bàn tay ấm.” Nhà báo Đinh Đức Hoàng.

 

Nếu mỗi bài báo là một câu chuyện thì cuốn sách “Bức Xúc Không Làm Ta Vô Can” gồm 26 câu chuyện khác nhau trải dài từ những chuyện quen thuộc hàng ngày như: ăn thịt chó, uống bia, đền chùa hay phẩu thuật thẩm mỹ,…cho đến những vấn đề lớn hơn: du học, show truyền hình thực tế, văn hóa nước nhà. Nội dung trên được chi thành 3 phần chính: Cái tôi cá nhân trong xã hội hiện đại; Các vấn đề phát triển như môi trường, công lý và phân biệt giàu nghèo; thực trạng văn hóa – xã hội đương đại.

Những người trẻ, học sinh, sinh viên, những ai đang đi làm và cả những ai đang nuôi dưỡng ước mơ khởi nghiệp cũng nên cho mình những trải nghiệm mới mẻ trong cuốn sách này. Những giá trị mà người đọc đúc kết qua cuốn sách “Bức Xúc Không Làm Ta Vô Can”:

  • Tâm lý đám đông

 Chúng ta thường có xu hướng chạy theo những người dẫn đầu, những người nổi bật mà quên mất đi những người thua cuộc và thất bại đang cố gắng nỗ lực và cũng rất đáng được ghi nhận đang kiên trì ở phía sau. Tác giả cho rằng những người như vậy mới đáng được ngưỡng mộ bởi họ kiên trì và bền bỉ theo đuổi đam mê của chính mình.

Trong cuốn sách này đã nhắc đến vẻ đẹp của người chạy marathon về chót – đó có lẽ không phải là vẻ đẹp của màu sắc chiến thắng huy hoàng, nét đẹp vinh quang của người dẫn đầu mà đơn thuần, đấy chính là nét đẹp của một cá nhân không lựa chọn bỏ cuộc.

Dù bạn là ai, bạn cũng đang mang một sứ mệnh riêng, có những khả năng chưa thể khám phá hết, bạn nên tôn trọng chính bản thân mình, không nên quá coi trọng phản ứng của những người khác bởi chính bạn là một cá thể độc lập không giống ai.

  • Thái độ đối với người nghèo

Cuốn sách cho ta nhận thấy rằng Việt Nam chúng ta nhận thấy thực trạng người nghèo, người ăn xin xuất hiện càng nhiều. Có một số người thường miệt thị và chê bai, một số khác thì giúp đỡ nhưng vẫn tỏ ra chê trách vì nghĩ người nghèo cũng chỉ là ăn bám và đào mỏ.

Người nghèo hay là bất kỳ ai trong xã hội này đều được quyền sống và bạn hãy ngừng thái độ phán xét đối với họ. Bởi hơn ai hết những người thất bại, nghèo đói tự họ biết họ đang trở thành gánh nặng đối với xã hội. Khi chúng ta càng chỉ trích, họ càng lún sâu vào mặc cảm của bản thân và gục ngã.

Thay vì phán xét, hãy cho họ những tia hy vọng trong cuộc đời, để họ thấy bản thân không phải là phế thải và có niềm hy vọng về tương lai. Biết đâu một sự giúp ích nhỏ từ bạn sẽ giúp họ có thêm động lực bước tiếp trên con đường tương lai.

  • Chúng ta đang sống như những nô lệ

Bạn đã bao giờ tự hỏi mình đang sống cho chính mình hay chưa. Bạn luôn có xu hướng bị thuyết phục trước tài năng, nổi tiếng của những người khác, muốn trở thành một người giống như họ, nhưng chính mình lại chưa thực sự hoàn thiện bản thân mình.

Chúng ta thường lựa chọn sống theo số đông hơn là sống theo chính mình. Vì vậy, chúng ta dành phần lớn thời gian của mình để lướt facebook, theo dõi, kết bạn, bình luận. Thay vì sống trong thế giới thật, người ta bị ám ảnh bởi thế giới ảo và đua nhau sống như những người nổi tiếng trên mạng xã hội.

Trên mạng xã hội, chúng ta đều có sân khấu của riêng mình và nỗi khát khao được công nhận. Chúng ta dần được công nhận bằng những cái like, share, comment. Thậm chí “từ thiện” được xem là một nét văn hóa cũng được nhiều người chọn làm chủ đề câu “like”. 

“Bức Xúc Không Làm Ta Vô Can” cho rằng: Động cơ không xuất phát từ ý nghĩa công việc mà gây sự chú ý của người khác để được ngưỡng mộ, nổi tiếng. Người ta từ thiện để thỏa mãn, để được mọi người biết tới chứ mấy ai thật lòng muốn giúp đỡ người nghèo. Trên đất nước này vẫn còn rất nhiều người nghèo thật sự cần được hỗ trợ.

 

Tất cả những hành động hay suy nghĩ trên thực sự phí thời gian và công sức, chúng ta đang dần biến chính mình trở thành nô lệ cho người khác và nô lệ cho mạng xã hội. 

  • Bức Xúc Không Làm Ta Vô Can

Bức xúc là gì? Khi chúng ta khó chịu, phẫn nộ, tức giận, chê bai với bất kỳ một hành động nào mà chúng ta coi là sai trong xã hội. Đối với cuốn sách này, chúng ta đang bức xúc tức là chúng ta đang chứng minh mình là một người tốt, chúng ta vô tội trong chính câu chuyện sai trái đó, chúng ta đang lên án, không hề thờ ơ.

Tuy nhiên cái bức xúc của chúng ta có đem lại giá trị cho một ai hay giá trị cho xã hội mà chúng ta đang sống hay không. Điều đó thực chất không hề làm xã hội tốt đẹp lên mà ngược lại nó còn làm xã hội tồi tệ và khủng hoảng niềm tin. Chẳng hạn như bạn liên tục chia sẻ những clip hay bài báo về vấn đề trộm cắp, giết người. Bạn nghĩ đó là nghĩa hiệp nhưng không, bạn đang làm xói mòn niềm tin của mọi người đối với xã hội mà chúng ta đang sống. Thậm chí một hành động tốt cũng có thể khiến mọi người suy diễn thành hành động xấu. Những điều tốt đẹp nghiễm nhiên bị chôn vùi và những thứ xấu lại được chính bạn lôi lên 

Khi chúng ta đang sống trong một xã hội đầy những sự bức xúc, làm thế nào để bản thân mình luôn được tốt đẹp. Hãy công nhận sự cố gắng và truyền tai nhau những tên tốt thay vì tôn sùng ham nghe tin xấu là cách mà ta ươm mầm hạt giống tương lai mới cho xã hội.

Mỗi người nên dành 48 giờ để tự mình trải nghiệm cuốn sách “Bức Xúc Không Làm Ta Vô Can”, biết đâu ngoài những giá trị tôi đúc kết nên các bạn có thể tự mình tìm ra những bài học để thay đổi nhận thức trong chính con người mình trong xã hội ngày nay.

 

Bạn vừa nghe review về cuốn sách “Bức Xúc Không Làm Ta Vô Can” một cuốn sách đáng đọc đối với thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay. TULATO hi vọng cuốn sách này sẽ thật sự bổ ích và hỗ trợ hiệu quả cho công việc của bạn. Nếu yêu thích những nội dung chúng mình chia sẻ, hãy nhấn like, subscribe để có thể đón xem những video sớm nhất nhé! Cảm ơn bạn đã theo dõi TULATO. Tạm biệt và hẹn gặp lại…

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

En esta selección podrás encontrar los mejores relojes Bulova para hombre o mujer. Para cada reloj se indicarán las principales replicas relojes características, como los materiales de construcción, como acero, titanio, oro y cuero, las funciones presentes en la esfera y las especificaciones relativas al mecanismo, automático o no, que regula el movimiento.