Among the most famous wristwatches there are models belonging to collections such as Moonwatch and Accutron, with a futuristic and replica watches breathtaking design, Star Marine, elegant and sporty at the same time and Snorkel, phenomenal accessories that can be used for diving even at great depths.

La prossima linea Masterpiece (e il modello MP-01) è un grosso problema per Hublot. Infine, rispondendo alle chiamate non solo dei replica rolex critici di Hublot, ma anche dei collezionisti di Hublot, hanno annunciato il falso rilascio di Hublot di un prodotto totalmente nuovo che è stato completamente rimosso dall'ombrello del Big Bang.

THƯƠNG HIỆU TULATO CẢM ƠN BẠN ĐÃ GHÉ THĂM

Review sách Binh pháp tôn tử

binh pháp tôn tử – tinh túy của nghệ thuật chiến lược

 

 Chào mừng bạn đến với Tulato -Túi lan tỏa tri thức – Góp sức thành công. Thật vui khi được tiếp tục đồng hành cùng bạn trên hành trình khám phá tri thức mới.

 Trong chiến tranh để giành được chiến thắng thì không chỉ cần một đội quân tinh nhuệ, những vũ khí tối tân mà còn cần đưa ra những chiến lược khôn ngoan trước kẻ thù. Khi xem những bộ phim dã sử như Tam Quốc Diễn Nghĩa, Xuân Thu Chiến Quốc, … chắc hẳn bạn sẽ trầm trồ trước tài mưu lược của những bậc quân sư. Vậy thì hãy đến với “Binh pháp tôn tử” – một cuốn sách giải thích và phân tích những gì liên quan đến quân đội và chiến lược, sẽ giải đáp sự tò mò của bạn về nghệ thuật mưu lược trong quân sự. 

 “Binh pháp tôn tử” là cuốn sách chiến lược chiến thuật được viết bằng chữ Hán do Tôn Vũ soạn thảo vào năm 512 TCN thời Xuân Thu. Cuốn sách được coi là cuốn cổ thư “kỳ quái”, chứa đựng hệ thống lý luận quân sự hoàn chỉnh đầu tiên trong lịch sử loài người. Không chỉ đặt nền móng cho binh học truyền thống mà cuốn sách còn có giá trị đến ngày nay trong nhiều lĩnh vực từ kinh tế học, thể dục thể thao, khoa học, triết học,… “Binh pháp tôn tử” được các vua chúa từ đông sang tây xem như sách gối đầu giường, truyền cảm hứng cho nhiều nhà chiến lược và quân sự đại tài như đại tướng Việt Nam Võ Nguyên Giáp, nhà lãnh đạo Trung Quốc Mao Trạch Đông, lãnh chúa Nhật Bản Takeda Shingen, và tướng quân đội Mỹ Norman Schwarzkopf Jr,…

 Để xây dựng nên một hệ thống chiến lược chặt chẽ và thú vị trong cuốn sách này thì bản thân Tôn Tử cũng là một nhà chiến lược quân sự huyền thoại ở Trung Quốc cổ đại. Cái tên của ông không xuất hiện trong bất kỳ văn bản nào trước Sử ký. Tuy nhiên, căn cứ vào những tư liệu còn sót lại trước đây thì Tôn Vũ được cho là một nhà quân sự kiệt xuất thời cổ đại Trung Quốc, người đời sau thường xưng là Tôn Tử hoặc Tôn Vũ Tử. Ông sinh năm 545 TCN, tức năm Chu Linh Vương thứ 27, người Lạc An nước Tề. Tôn Vũ đã nổi danh lẫy lừng khắp thiên hạ nhờ vào uy danh và tài thao lược quân sự sau 5 trận đánh để đời do chính mình chỉ huy. Tiếp theo, bộ “Tôn Tử Binh Pháp” dài 13 thiên bất hủ ra đời càng khiến cho tên tuổi của Tôn Vũ nổi tiếng khắp thế giới cho tới ngày  nay.

binh pháp tôn tử B

Cuốn “Binh pháp tôn tử” được ông viết sau nhiều năm ẩn cư, quan sát thế sự và kinh nghiệm tác chiến của các bậc tiền nhân. Sau khi ra đời vào thời Xuân thu, tác phẩm đã đưa nước Ngô bách chiến bách thắng, uy chấn thiên hạ. Cuốn sách gồm 13 chương đề cập đến những vấn đề như:

 

Một là, các chiến lược quân sự và phân tích các chiến lược đó

 

Mười ba chương sách của cuốn sách chỉ gói gọn trong 8.000 chữ chủ yếu xoay quanh chủ đề quân sự nơi chiến trường. Mỗi chương là một chiến lược quân sự và phân tích những chiến lược đó cách cụ thể, súc tích, dễ hiểu. Hiện nay, nhiều vấn đề trong 13 thiên Binh pháp không chỉ có ý nghĩa chỉ đạo phổ biến trong quân sự mà còn cho bất kì mọi lĩnh vực từ kinh tế, ngoại giao, thể thao hiện nay như:

 

“Công kỳ vô bị, xuất kỳ bất ý”, nhân lúc kẻ địch không chuẩn bị, không nghĩ tới mà bất ngờ xung kích, tác chiến một cách bất ngờ để giành thắng lợi.

 

“Binh vô thường thế, thủy vô thường hình, năng nhân địch biến hóa nhi thủ thắng giả, vị chi thần”

 

“Ra lệnh thì dùng văn, trị an thì dùng võ”

 

Hai là, cách ứng dụng những chiến lược đó vào nghệ thuật quân sự

 

Sau khi nêu phân tích các chiến lược quân sự từ kinh nghiệm của mình thì Tôn Vũ cũng chỉ dẫn cách ứng dụng những chiến lược đó như thế nào để đạt được hiệu quả cao và trong trường hợp như thế nào. Một chiến lược mà hiện nay đã trở thành câu nói nổi tiếng đi vào thành ngữ Trung Quốc và Việt Nam được Tôn Tử ứng dụng vào cách dụng binh:

 

“Biết người biết mình, trăm trận không nguy.

 

Không biết người chỉ biết mình, một được một thua.

 

Không biết người không biết mình, hễ đánh là nguy.”

 

Ở đây ông chỉ dạy các nhà quân sự khi dụng binh cần hiểu rõ về quân số của cả phe ta và phe địch thì mới có thể “bách chiến bách thắng”. Nếu ta gấp mười lần địch thì bao vây, gấp năm lần địch thì tấn công, gấp đôi chì chia ra mà đánh, bằng địch thì phải đánh khéo, kém địch thì rút, tránh giao tranh với địch.

 

Ba là, mối liên hệ của chính trị với các lĩnh vực khác.

 

Mặc dù không trực tiếp nhắc đến trong cuốn sách nhưng bất kì ai đọc cũng có thể thấy được rằng những chiến lược này không chỉ được ứng dụng trong chính trị mà còn trong những lĩnh vực khác. 

 

Hiện nay, bộ sách không còn được dùng trong hoàn cảnh binh đao nơi xa trường thuở xưa kia, mà được nhiều chuyên gia, doanh nhân, chiến lược gia, huấn luyện viên ứng dụng như kim chỉ nam cho mọi hoạt động của bản thân mình và đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Nguyên nhân là bởi trên thực tế, chính trị và các lĩnh vực của đời sống vẫn có sự liên kết, tương đồng với nhau theo một góc độ nào đó. Vì vậy, ứng dụng của các chiến lược không chỉ bị gò bó trong chính trị quân sự.

 

Trong lĩnh vực kinh tế, ở chương Kế của Binh pháp Tôn Tử có viết: “Tướng lĩnh phải có các đức tính (mưu trí), (uy tín), (nhân từ), (dũng cảm), (nghiêm minh)”. Nếu đặt trong thời điểm hiện tại, đây vẫn là những đức tính cần có của một doanh nhân. Bộ sách còn được sử dụng làm giáo trình tham khảo khi đưa ra quyết sách hay huấn luyện nhân viên quản lý bậc trung trở lên ở nhiều công ty tại Nhật Bản.

 

Nhiều người cho rằng “Binh pháp Tôn tử” rất phù hợp để áp dụng vào kinh doanh ở những nước phương Đông bởi tác phẩm chưa đựng yếu tố văn hóa Trung Hoa và dựa trên lối tư duy bao quát theo vòng tròn đặc trưng của văn hóa phương Đông và Đạo giáo. Tuy nhiên, phải nói rằng trí tuệ uyên thâm trong binh pháp của Tôn Tử là không giới hạn phạm vi và lĩnh vực. Điều này đã được chứng minh khi cuốn sách được truyền nhập đến châu Âu vào thế kỷ 18 đã gây ra náo động đối với giới quân sự phương Tây ngay lập tức.

 

Bill Belichick – một huấn luyện viên bóng đá chuyên nghiệp người Mỹ – người đứng thứ 14 trong danh sách Huấn luyện viên bóng đá nổi tiếng cũng cho biết đã từng đọc Binh pháp Tôn tử và sử dụng các khái niệm trong cuốn sách để lập chiến lược cho kế hoạch trận đấu của mình mỗi tuần. Belichick cũng chia sẻ cách Tôn Tử dạy không nên đánh hai trận khác nhau theo cách giống nhau. Vì vậy, mỗi tuần, anh ấy tạo một kế hoạch mới cho từng đối thủ để họ không biết điều gì sẽ xảy ra.

 

Và trên thương trường, nơi các nhà quản trị thể hiện tư duy chiến lược như các nhà quân sự với tài thao lược ngày xưa. Bạn dễ dàng nhận diện được những chiến thuật của Tôn Tử được áp dụng. Như thuật “Tạo thế”, Tôn Tử dạy cách không cần xuất quân đánh mà vẫn dành chiến thắng. Khi ứng dụng trong kinh doanh, nhà quản trị muốn thống lĩnh thị trường thì phải tạo ra sự khác biệt mà không thu hút sự chú ý từ đối thủ. Như Amazon từ từ xâm nhập ngành sách bán lẻ rồi thống lĩnh thị trường toàn ngành bán lẻ.

binh pháp tôn tử 4

Sức hút của cuốn Binh pháp Tôn Tử là không thể chối cãi khi cuốn sách đã gây được một sức nóng Tôn Tử mang tính toàn cầu. Sau khi đọc xong cuốn sách, Mã Nhất Phu đã nhận xét về binh pháp Tôn Tử như sau: “Ảnh hưởng của cuốn Tôn Tử không chỉ giới hạn ở lĩnh vực quân sự.”Tôn Tử” là phương lược trị quốc của chính trị gia, là tấm gương soi của nhà triết học, là pháp bảo của nhà ngoại giao, là báu vật ở trong con mắt của văn học gia; trong cuộc thương chiến kịch liệt hiện nay, đó cũng là sách giáo khoa chiến lược của những nhà kinh doanh.” Bởi tính ứng dụng cao mà dù ra đời rất lâu rồi nhưng “Binh pháp Tôn Tử” vẫn giữ được sức nóng của mình. Cuốn sách nổi lên từ khá lâu về trước trên khắp thế giới, được dịch ra 29 loại ngôn ngữ.

 

Giờ đây, ứng dụng của “Binh pháp Tôn tử” không chỉ gói gọn trong một vài lĩnh vực nhất định mà có thể áp dụng trong hầu hết các trường hợp nhằm đạt được mục tiêu cách nhanh nhất. Vì vậy, cuốn sách không chỉ phù hợp với những nhà hoạch định chiến lược mà dành cho cả những độc giả đang bắt đầu thiết lập những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn hay chỉ đơn giản là muốn thay đổi thói quen hàng ngày. Nếu bạn là một trong những đối tượng trên, hãy cầm cuốn sách này lên và hoạch định những kế hoạch mới cho bản thân ngay bây giờ bạn nhé!

 

Cảm ơn bạn đã dành thời gian lắng nghe review cuốn sách “Binh pháp Tôn tử” từ Tulato. Nếu yêu thích những nội dung chúng mình chia sẻ, hãy nhấn like, subscribe để có thể đón xem những video sớm nhất nhé! Cảm ơn bạn đã theo dõi Tulato. Tạm biệt và hẹn gặp lại…

binh pháp tôn tử 1

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

En esta selección podrás encontrar los mejores relojes Bulova para hombre o mujer. Para cada reloj se indicarán las principales replicas relojes características, como los materiales de construcción, como acero, titanio, oro y cuero, las funciones presentes en la esfera y las especificaciones relativas al mecanismo, automático o no, que regula el movimiento.