Among the most famous wristwatches there are models belonging to collections such as Moonwatch and Accutron, with a futuristic and replica watches breathtaking design, Star Marine, elegant and sporty at the same time and Snorkel, phenomenal accessories that can be used for diving even at great depths.

La prossima linea Masterpiece (e il modello MP-01) è un grosso problema per Hublot. Infine, rispondendo alle chiamate non solo dei replica rolex critici di Hublot, ma anche dei collezionisti di Hublot, hanno annunciato il falso rilascio di Hublot di un prodotto totalmente nuovo che è stato completamente rimosso dall'ombrello del Big Bang.

THƯƠNG HIỆU TULATO CẢM ƠN BẠN ĐÃ GHÉ THĂM

Review sách Bên rặng Tuyết sơn

Nơi bắt đầu cuộc hành trình khai sáng tâm hồn

          Chào mừng bạn đến với Tulato -Túi lan tỏa tri thức – Góp sức thành công. Thật vui khi được tiếp tục đồng hành cùng bạn trên hành trình khám phá tri thức mới.

 

       “Khúc ca của Thượng đế luôn luôn vang rền trong vũ trụ. Nó văng vẳng bên tai thế nhân, nhưng đã mấy ai biết nghe âm thanh huyền diệu đó. Sự sống là một bản nhạc tuyệt vời. Nếu con biết lắng nghe, con sẽ nhận ra rằng con vốn là một nốt nhạc trong bản hòa tấu vĩ đại đó, và nhờ thế con hiểu được những định luật bất dịch của vũ trụ.”

 

      Âm thanh của vũ trụ tồn tại xung quanh chúng ta, ẩn trong từng tiếng lá rơi, tiếng gió thổi, tiếng nước reo. Mỗi một âm thanh nhỏ của cuộc sống đều là dấu hiệu của tạo hóa thế nhưng thật khó để nghe được âm thanh đó nếu trong lòng ta vẫn còn nhiều tạp âm. Đây chính là ý nghĩa lời vị sư thầy giảng dạy cho Satyakam trong Bên Rặng Tuyết Sơn – một cuốn sách khai thác đề tài tâm linh chắc chắn sẽ đưa bạn đến với những chân lý để khám phá thế giới và nội tâm của chính mình. 

 

    Vậy hãy cùng Tulato băng qua những cánh rừng đỉnh Himalaya xa xôi, vượt qua những thảo nguyên vùng đồng bằng Ấn Độ, thả mình theo những cơn gió nơi đỉnh Tuyết Sơn để trở về thung lũng Saraswati bốn mùa băng tuyết, nơi chàng trai Satyakam đã tìm ra đích đến thực sự cho con đường tu ngộ của mình trong “Bên rặng Tuyết sơn” nhé!

  Bên rặng Tuyết sơn là quyển sách mới trong bộ sách khoa học tâm linh nổi tiếng của dịch giả Nguyên Phong. Cuốn sách xoay quanh con đường tu ngộ của Satyakam, một chàng trai hiện đại đang ở độ tuổi 20. Những tưởng với vốn kiến thức khoa học và toán học của mình, anh sẽ sống mãi với niềm tin vào những con số chính xác thì một bước ngoặt đã chuyển hướng cuộc đời anh. Chàng trai nhận ra mình cần đi tìm một chân lý mới, một con đường mới và anh đã bỏ tất cả lại phía sau, trải qua rất nhiều gian nan trong hàng chục năm trời để rồi cuối cùng cũng tìm được người thầy của mình trên ngọn tuyết sơn. 

 

     Thế nhưng, đến một ngày, khi quá trình tu luyện ấy vượt đến một ngưỡng cao hơn, chàng trai có thể nhìn lại con người mình ở những kiếp sống trước đây thì một nguồn cám dỗ mạnh mẽ khác vẫn luôn sôi sục trong tâm anh nhưng rồi chàng trai sau bao nỗ lực, đã kìm hãm được những cám dỗ đó và tiếp tục cuộc hành trình của mình. 

 

     Trong suốt cuộc hành trình đi tìm đạo của Styakam, anh đã gặp được sư phụ của mình, gặp sư huynh Kapalak và người bạn đời Bhairavi. Và hơn hết, anh đã “gặp” được chân lý sống mà anh vốn luôn tìm kiếm bấy lâu nay. 

 

       Khi đọc tác phẩm này, rất nhiều độc giả cho rằng đây là một cuốn truyện hồi ký do tác giả kể lại bởi câu chuyện của chàng trai trong câu chuyện có nhiều điểm tương đồng với tác giả cuốn sách – ông Swami Amar Jyoti. 

 

     Ông là một người sinh ra và xuất thân trong một gia đình giàu có, nhưng từ khi còn nhỏ, đã có tính cách giản dị và trầm mặc hơn các bạn đồng trang lứa. Ông cũng là một sinh viên xuất sắc về Toán và Khoa học nhưng dù vậy, vẫn luôn có một sự thôi thúc kỳ lạ thúc đẩy ông và trước ngày tốt nghiệp, ông đã lang thang khắp xứ Ấn, tìm thầy học đạo. Tuy nhiên, những gì học được trong khoảng thời gian ở tu viện vẫn là chưa đủ nên ông đã lên Tuyết sơn tư nhập thất trong một hang đá suất 12 năm ròng. Từ quãng thời gian này, ông đã rút ra được nhiều chân lý cuộc sống và khuyến khích mọi người hãy cố gắng tìm sự hoàn hảo ngay trong chính con người mình thông qua công phu tu tập nội quán. 

 

     Tuy nhiên, ở đầu cuốn sách của mình, nhà văn cũng nhấn mạnh đây “không phải là hồi ký, vì các nhân vật đều không có thực. Tuy nhiên, đây cũng không phải một tiểu thuyết hư cấu vì nó tiêu biểu cho những giai đoạn đi tìm đạo vẫn thường xảy ra tại Ấn Độ suốt mấy ngàn năm nay”. Vì vậy, “Bên rặng tuyết sơn” không phải một cuốn hồi ký do tác giả kể lại hay một tiểu thuyết hư cấu mà là một hình thức “mượn chuyện người nói chuyện ta” để cung cấp cho người đọc những sự thật vĩ đại về tâm linh. Để từ đó, học cách làm chủ tâm linh, làm chủ số phận. Đồng thời, khơi dậy những giá trị cao đẹp như: Tính trung thực, lòng bao dung, trắc ẩn, sự thông thái, lòng tín ngưỡng và tình yêu bao la.

 

     Vì vậy, nếu bạn là một độc giả đang tìm hiểu về đạo Phật, có đức tin vào những câu chuyện liên quan đến tâm linh hay chỉ đơn thuần là có mong muốn thấu hiểu thế giới tâm linh thần bí, tìm ra chân lý của cuộc sống để sống tốt đời, đẹp đạo, sống có ý nghĩa thì hãy tìm đến với “Bên rặng tuyết sơn”. Tuy nhiên, cuốn sách cũng có chứa những câu chuyện mang tính hư cấu, không có trong thực tế. Vì vậy, khi tìm hiểu cuốn sách, hãy chuẩn bị cho mình một tâm thế tôn trọng tôn giáo, tín ngưỡng để thấu hiểu được những điều kỳ diệu về tâm linh đề cập đến nhé. 

   Xuyên suốt 5 chương sách dài hơn 100 trang, dựa trên những kiến thức, trải nghiệm thực tế của chính mình, tác giả đã khéo léo đưa vào những thông điệp hữu ích cho bạn đọc như: 

 

      Khoảng cách giữa “đạo” và “đời”: Trong cuốn sách, sư phụ đã nói với Satyakam: “Ai bảo con rằng có sự khác biệt giữa đời và đạo? Con chớ tưởng người đi trên đường đạo sẽ có gì khác thường. Nếu người đời có những lúc thế này hay thế nọ, thì kẻ đi trên đường đạo cũng có những tâm trạng y hệt như thế, nhưng với họ, thử thách này lớn hơn nhiều. Nếu người đời buồn chán, thất vọng thì đã có những thú vui vật chất để tiêu sầu giải muộn; còn người đi trên đường đạo thì không. Họ sẽ không có được một sự an ủi nào hết cho đến khi họ thực sự chiến thắng bản ngã của mình, và chỉ đến khi đó, họ mới nếm được vị ngọt của sự giải thoát”.

 

     Tác giả đã rất khéo léo khi kéo gần khoảng cách giữa đời và đạo lại với nhau. Để độc giả nhận ra rằng, tựu chung “đời” và “đạo” cũng chính là vấn đề nhân sinh với tất cả mọi người, nó gần gũi và cần thiết chứ không hề xa vời.

 

    Thực hành yoga có tác dụng đối với cả thế xác và tâm hồn.

 

      Theo tác giả, các bậc thầy yoga đạt được những năng lực thần bí đến vậy là bởi yoga rèn luyện cho ta sự kiên trì, bền bỉ, từ đó giúp chúng ta kiểm soát những năng lượng tiêu cực để điều chỉnh lại thái độ, cảm xúc của mình. 

 

     Rèn luyện bản thân để vượt qua sự sân si, hướng đến tình yêu thương. 

 

     Muốn ung dung tự tại thì con người cần chấm dứt điều đang ràng buộc mình, đó có thể là những nguồn năng lượng tiêu cực xuất phát từ sự sân si. Thế nhưng, làm thế nào để vượt qua những điều này, đạt đến sự minh triết? Theo Swami Amar Jyoti thì tình yêu chính là “nguồn năng lượng nhiệm màu và có quyền năng mạnh mẽ” trong trường hợp này bởi “Tình thương là một năng lượng từ trong phát ra. Tình thương là ban trải chứ không phải là thu nạp. Thói thường, con người dồn năng lượng vào trong vì đối tượng của họ là bản ngã, do đó các năng lượng này dễ va đụng nhau, tạo thành các làn sóng rung động theo một nhịp độ trong tâm thức. Nhịp độ này gia tăng tạo thành lòng ích kỷ, do đó càng nghĩ đến mình bao nhiêu, con người càng trở nên ích kỷ bấy nhiêu. Khi biết ban trải năng lượng ra ngoài, tâm hồn con người sẽ mở rộng ra, thay vì thu hẹp lại”.

 Bên cạnh việc soi chiếu và khai thác vấn đề tình thương ở nhiều góc độ khác nhau, tác giả còn lồng ghép những hy vọng, tình thương và đức tin của chính mình vào từng câu chữ, giúp người đọc khám phá sức mạnh vĩnh hằng của thế giới tâm linh cũng như chính tiếng nói nội tâm của bản thân mình.

 

     Dù được sáng tác vào năm 1978 nhưng “Bên rặng tuyết sơn” vẫn giữ được giá trị của nó cho đến ngày nay. Tạp chí Yoga đã nhận xét: “Vì sự chân thành, độc đáo và rõ ràng triết học, cuốn sách này xứng đáng được đọc lại nhiều lần. Đừng bỏ lỡ nó.” Ở Việt Nam, cuốn sách cũng nhận được nhiều sự ủng hộ từ độc giả. Sự thành công này không thể không kể đến sự đóng góp của dịch giả Nguyên Phong – một nhà khoa học và cũng là một dịch giả nổi tiếng của loạt sách về văn hóa và tâm linh phương Đông. Ông đã phóng tác lại một cách trọn vẹn và sáng tạo từ cuốn sách gốc: Spirit of Hymalaya: The Story of a Trust Sheeker bằng chính những trải nghiệm, nghiên cứu và khám phá của mình. 

 

     Kết thúc cuốn “Bên rặng tuyết sơn”, chàng trai nay trở thành người đàn ông trung niên, tìm lại sư phụ khi lòng đã không còn vướng bận. Giờ đây, chàng trai Satyakam ngày nào nay đã thành Satyananda, tiếp tục một vòng tuần hoàn như chính sư phụ của mình trở thành người hướng dẫn truyền lại những gì mình lĩnh hội được cho các đồ đệ….

 

     Gấp lại cuốn sách, cuộc hành trình của Satyakam vẫn còn tiếp tục mãi, vậy bạn hãy cùng Tulato suy ngẫm những thông điệp giá trị mà tác giả đã gửi gắm thông qua cuộc hành trình đầy thú vị này nhé!

 

    Cảm ơn bạn đã theo dõi Tulato. Nếu thích những nội dung chúng mình chia sẻ hãy nhấn subscribe để có thể tiếp tục lắng nghe những review sắp tới nhé!

 

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

En esta selección podrás encontrar los mejores relojes Bulova para hombre o mujer. Para cada reloj se indicarán las principales replicas relojes características, como los materiales de construcción, como acero, titanio, oro y cuero, las funciones presentes en la esfera y las especificaciones relativas al mecanismo, automático o no, que regula el movimiento.