Among the most famous wristwatches there are models belonging to collections such as Moonwatch and Accutron, with a futuristic and replica watches breathtaking design, Star Marine, elegant and sporty at the same time and Snorkel, phenomenal accessories that can be used for diving even at great depths.

La prossima linea Masterpiece (e il modello MP-01) è un grosso problema per Hublot. Infine, rispondendo alle chiamate non solo dei replica rolex critici di Hublot, ma anche dei collezionisti di Hublot, hanno annunciato il falso rilascio di Hublot di un prodotto totalmente nuovo che è stato completamente rimosso dall'ombrello del Big Bang.

THƯƠNG HIỆU TULATO CẢM ƠN BẠN ĐÃ GHÉ THĂM

Chiến Tranh Không Có Một Gương Mặt Phụ Nữ

một trang sử bị lãng quên của thế chiến hai

Chào mừng bạn đến với Tulato -Túi lan tỏa tri thức – Góp sức thành công. Thật vui khi được tiếp tục đồng hành cùng bạn trên hành trình khám phá tri thức mới.
 

Khi nhắc đến chiến tranh, có lẽ trong tâm trí chúng ta sẽ ngay lập tức xuất hiện hình ảnh của những người đàn ông quả cảm, mạnh mẽ trên chiến trường và bỏ lại sau lưng người vợ thân yêu với đứa con thơ. Nhưng bạn đã bao giờ nghe về chiến tranh của những người phụ nữ chưa? Có những người phụ nữ đã thật sự dấn thân trên tiền tuyến, họ không chỉ đóng vai trò hậu phương hay y tá như chúng ta thường biết. “Chiến Tranh Không Có Một Gương Mặt Phụ Nữ” của Svetlana Alexievich sẽ mở ra một trang sử đã bị bỏ rơi và lãng quên của chiến tranh – trang sử về cuộc chiến của những người phụ nữ.

 

Svetlana Alexievich là một nhà báo, nhà văn, biên tập viên và nhà tâm lý học người Belarus. Cô sinh ra ở Ukraina và lớn lên ở Belarus trong một gia đình vốn đã mang nhiều vết sẹo chiến tranh. Alexievich nổi bật với thể loại sách “tiểu thuyết báo chí” – pha trộn giữa những bản báo cáo thực tế với yếu tố hư cấu. Sách của bà cũng thường tập trung phê phán chế độ chính trị ở Liên bang Xô Viết và cả Belarus. Năm 2015, Svetlana Alexievich đã nhận được giải Nobel Văn học danh giá.

 

“Chiến Tranh Không Có Một Gương Mặt Phụ Nữ” dài 460 trang với 16 chương chính xoay quanh những câu chuyện thời chiến và hậu chiến thông qua lời kể trực tiếp của hơn 200 người phụ nữ từng tham gia chiến đấu ở tiền tuyến trong Thế Chiến thứ Hai.

 

“Chiến Tranh Không Có Một Gương Mặt Phụ Nữ” dài 460 trang với 16 chương chính xoay quanh những câu chuyện thời chiến và hậu chiến thông qua lời kể trực tiếp của hơn 200 người phụ nữ từng tham gia chiến đấu ở tiền tuyến trong Thế Chiến thứ Hai.

Không đơn thuần là một cuốn sách lịch sử về những sự kiện hay con số, mà theo chính lời tác giả Svetlana Alexievich, đó là “lịch sử về cảm xúc con người”. Tác giả đã dành 7 năm từ 1978 đến 1985 để đi đến hàng trăm thành phố và phỏng vấn hơn 200 nữ “cựu chiến binh” để họ kể lại những câu chuyện trên chiến trường và cuộc sống thời hậu chiến, những khó khăn và kỷ niệm, những cảm xúc và đau thương, mất mát. Tất cả những lời kể hết sức chân thực, trần trụi, đau buồn và đầy xúc động ấy đều được Svetlana Alexievich thu thập, ghi chép và chắp nối lại dưới dạng các đoạn văn độc thoại và trình bày trong cuốn sách của mình.

 

“Chiến Tranh Không Có Một Gương Mặt Phụ Nữ” là một tác phẩm văn chương – phi hư cấu ra đời không phải để tô màu hồng cho chiến tranh; ngược lại, nó là bản cáo trạng phê phán tội ác và sự hủy hoại của chiến tranh, của bom đạn và súng máy. Xuyên suốt cuốn sách, độc giả sẽ được chứng kiến vô số những câu chuyện hết sức đau lòng mà chúng ta sẽ thường không gặp từ những người đàn ông của chiến tranh. Đó là câu chuyện về những người phụ nữ phải học cách thích nghi với quân phục vốn dành cho nam, phải cắt đi mái tóc dài của mình và mang trong mình nỗi nhớ con khôn nguôi.

 

Đó là những trang ký ức về những ngày hành kinh với máu nhỏ giọt trên đường hành quân trong tiết trời nóng bức, nhưng họ buộc phải im lặng trong xấu hổ, giả vờ như không biết và thấy gì vì sau họ vẫn còn những chiến sĩ nam.

 

Đó là một vết sẹo đau đến tột cùng của một nữ chiến sĩ địu con trên lưng ra chiến trường cuối cùng phải bóp chết đứa bé của mình để bảo vệ cho đội quân gồm 30 người phụ nữ khác, nếu không tiếng khóc của đứa trẻ sẽ khiến họ bị địch phát hiện và giết chết.

 

Chiến tranh trong mắt những người phụ nữ là một bức họa nhuộm sắc đỏ, đặc biệt là màu đỏ của máu. Có một nữ chiến sĩ sau khi trở về từ cuộc chiến đã không còn dám đặt bất kỳ vật dụng màu đỏ nào trong nhà vì nỗi ám ảnh kinh hoàng mà súng đạn để lại cho cô chưa thể chấm dứt.

 

Song, sau tất cả, vết thương lớn nhất mà chiến tranh đã để lại cho những người phụ nữ chính là việc họ đã đánh mất “sự nữ tính” của mình. Có một người phụ nữ đã từ chối tham gia cuộc phỏng vấn của Svetlana Alexievich vì cô không thể chịu đựng nổi việc phải nhớ lại ba năm trên chiến trường ấy, bởi đó là khoảng thời gian cô cảm thấy mình không còn là một người phụ nữ nữa.

 

Họ than khóc và tiếc nuối cho tính nữ đã bị chôn vùi trong chiến tranh. Những người đàn ông, dù là cựu chiến binh, luôn tìm kiếm cho mình sự mềm mại và dịu dàng, nhưng những nữ xạ thủ, phi công và bắn tỉa kiên cường, thô ráp không thể trao cho họ điều đó. Vì vậy, nhiều người phụ nữ sau chiến tranh không thể tìm thấy cho mình một tình yêu hay một người chồng; dù còn ở độ tuổi đôi mươi đi chăng nữa, họ cảm thấy mình đã mất đi tuổi trẻ từ sâu trong tim.

 

Đàn ông bước ra từ chiến tranh sẽ được tôn vinh và ca ngợi vì sự can trường, tinh thần mạnh mẽ và lòng dũng cảm của họ. Tuy nhiên, những người phụ nữ trong cuốn sách “Chiến Tranh Không Có Một Gương Mặt Phụ Nữ” thú nhận rằng họ thường phải che giấu đi một quá khứ mà mình đã phải dốc lòng hy sinh bởi những định kiến khắt khe dành cho những nữ chiến sĩ: rằng họ đã bị hủy hoại, họ không còn nữ tính, dịu dàng và ngây thơ. Và những người đàn ông thường không muốn cưới những người phụ nữ đầy vết sẹo và đau thương ấy về làm vợ.

 

Dẫu vậy, những người phụ nữ can trường ấy vẫn cho thấy được phảng phất những nét dễ thương và lòng nhân ái qua những câu chuyện của mình: rằng một nữ chiến sĩ bắn chết một con ngựa để cả đội có thức ăn nhưng sau đó lại ngồi trong góc dằn vặt và không hề động đến phần ăn của mình; hay rằng họ đã cùng cứu lấy và băng vết thương cho một lính Đức – kẻ thù của mình – đang hấp hối. Trong cuốn sách “Chiến Tranh Không Có Một Gương Mặt Phụ Nữ” vẫn còn rất nhiều những mảnh ghép tự sự như thế nữa, có những mẩu chuyện ngọt ngào, dễ thương đến ấm lòng, nhưng phần lớn, chúng sẽ đau xót và xúc động đến tột cùng.

 

“Chiến Tranh Không Có Một Gương Mặt Phụ Nữ” là một bài học về tội ác và những đau thương của chiến tranh, cuốn sách chỉ ra rằng chiến tranh chẳng hề vinh quang hay anh hùng, nó sẽ hủy hoại bất kỳ ai từng cầm súng, từng giết chóc và nhìn thấy giết chóc. Và với những người phụ nữ, giữa những mất mát khác mà họ phải chịu đựng, điều đau đớn nhất chính là việc họ đã bị tước mất phần “nữ” trong danh tính của mình. “Chiến Tranh Không Có Một Gương Mặt Phụ Nữ” cũng cho thấy rằng phụ nữ – dẫu chỉ là thiểu số so với đàn ông tham gia chiến tranh – xứng đáng có quyền được kể về những ký ức và đau thương của họ trong một giai thoại tưởng như chỉ độc quyền dành cho nam giới. Và tất cả những vết sẹo, kỷ niệm và chiến công ấy cuối cùng đều xứng đáng được vinh danh.

 

Tờ Guardian từng đưa ra một lời nhận xét rất hay về “Chiến Tranh Không Có Một Gương Mặt Phụ Nữ”Là bản đồ của những chuỗi sự kiện mà là bản đồ của con người và tâm hồn của những người đã đi qua những sự kiện đó. Tác phẩm đại diện những gì tinh túy nhất của thể loại lịch sử truyền khẩu. Ngoài ra, nó còn là minh chứng cho sức mạnh của ký ức, của những gì còn đọng lại trong trí nhớ và cả những điều đã bị lãng quên.”

 

Năm 2015, tác giả của “Chiến Tranh Không Có Một Gương Mặt Phụ Nữ” đã xuất sắc nhận được giải Nobel Văn học vì những giá trị lịch sử và nhân văn của nó. Vì vậy, các bạn độc giả muốn đến với tủ sách Nobel Văn học thì tuyệt đối không nên bỏ qua “Chiến Tranh Không Có Một Gương Mặt Phụ Nữ” nhé! Và cuốn sách này cũng sẽ là một tài liệu tham chiếu lịch sử chân thực nhất dành cho bạn đọc muosn tìm hiểu thêm về chiến tranh nói chung và thế chiến thứ 2 nói riêng. Đọc “Chiến Tranh Không Có Một Gương Mặt Phụ Nữ” cũng chính là nhìn nhận lịch sử ở một khía cạnh hoàn toàn khác và Tulato chắc chắn rằng cuốn sách này sẽ để lại cho bạn những dấu ấn cảm xúc không thể xóa nhòa.

 

 Cảm ơn bạn đã dành thời gian lắng nghe review cuốn sách “Chiến Tranh Không Có Một Gương Mặt Phụ Nữ” từ Tulato. Nếu yêu thích những nội dung chúng mình chia sẻ, hãy nhấn like, subscribe để có thể đón xem những video sớm nhất nhé! Tạm biệt và hẹn gặp lại…

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

En esta selección podrás encontrar los mejores relojes Bulova para hombre o mujer. Para cada reloj se indicarán las principales replicas relojes características, como los materiales de construcción, como acero, titanio, oro y cuero, las funciones presentes en la esfera y las especificaciones relativas al mecanismo, automático o no, que regula el movimiento.